Phát triển khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH THÁI BÌNH.doc (Trang 44 - 46)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP

3.Phát triển khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ ngày càng trở thành một yếu tố trực tiếp thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong ngành thủy sản, tiến bộ khoa học – công nghệ là

một nhân tố quyết định sự phát triển công nghiệp hoá và hiện đại hoá nghề cá. Tiến bộ khoa học công nghệ với tư cách là một yếu tố sản xuất trực tiếp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh thuỷ sản về cả chiều rộng và chiều sâu, mở rộng quy mô về không gian và cường độ hoạt động. Vì vậy, hoạt động khuyến ngư đặc biệt quan trọng nhằm tăng hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất thuỷ sản. Khoa học công nghệ là yếu tố hang đầu cho năng suất và sản lượng cao. Nếu nắm bắt được khoa học công nghệ, kỹ thuật nuôi thì sẽ nâng cao sản lượng, năng suất nuôi trồng. Mục tiêu của giải pháp là đưa khoa học, kỹ thuật nuôi trồng đến với những người dân.

Ở Thái Bình việc đưa các tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi trồng thủy sản là một việc làm rất cần thiết, là điều kiện để nâng cao năng xuất và sản lượng. Trong thời gian tới Thái Bình cần tập trung vào các giải pháp về khoa học công nghệ như sau:

- Áp dụng những phương pháp nuôi tiên tiến nhất, hiện đại nhất, khoa học nhất mang lại hiệu quả cao nhất và bền vững nhất. Xác định thời vụ và khuyến cáo người dân chấp hành. Chỉ đạo dân nuôi thả mật độ hợp lý, từ thấp lên cao và không nên vượt quá 30 con/m2, công nghệ phù hợp là công nghệ nuôi ít thay nước, kết hợp với gây tảo sục khí…

- Tổ chức đào tạo truyền đạt kỹ thuật cho người dân nuôi trồng thuỷ sản thông qua các lớp dài hạn, ngắn hạn, tập huấn, tham quan đầu bờ. Tuỳ theo mức độ mỗi hộ gia đình (nhất là hộ nuôi tôm) phải có chứng chỉ đã được đào tạo về kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản thì mới vay vốn đầu tư.

- Xây dựng các mô hình, tổng kết các mô hình, nhân rộng các mô hình, điển hình tốt trong nuôi trồng thuỷ sản tại địa bàn trong tỉnh, trong từng huyện, từng vùng và từng xã. Đã có điển hình, mô hình thì phải rút

được những vấn đề về khoa học kỹ thuật cũng như vấn đề về tổ chức hoặc các vấn đề khác để có thể nhân rộng.

- Tiếp tục triển khai các đề tài khoa học kỹ thuật phục vụ cho chương trình nuôi như: sinh sản tôn giống, bệnh tôm, cá rô phi đơn tính,…

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH THÁI BÌNH.doc (Trang 44 - 46)