NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 1 Những tồn tạ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH THÁI BÌNH.doc (Trang 38 - 41)

1. Những tồn tại

Bên cạnh những kết quả mà ngành thuỷ sản đã đạt được, còn những mặt hạn chế cần giải quyết:

- Trong những năm qua, Nhà nước và ngành thuỷ sản của địa phương đã có nhiều chính sách ưu tiên khuyến khích phát triển lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản. Nhưng trong sản xuất chưa phát huy được hiệu quả của đồng vốn,

đặc biệt là việc trả nợ vốn vay của các chủ dự án chưa tốt, một số đầm nuôi trồng thuỷ sản còn nợ làm ảnh hưởng đến việc đầu tư tiếp theo của Nhà nước cho sự phát triển của ngành này.

- Còn nhiều khu vực có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản chưa được khai thác sử dụng một cách hợp lý.

- Phương thức nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh hiện ở dạng quảng canh cải tiến, chưa phát triển nhiều hình thức bán thâm canh và thâm canh nên năng suất đạt được chưa cao.

- Môi trường vùng ven biển đang bị nhiễm bẩn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ tăng trưởng năng suất nuôi trồng.

- Chưa tập trung đầu tư quy hoạch để khai thác tốt tiềm năng kinh tế của vùng nuôi thủy sản mặn, lợ. Diện tích nuôi thủy sản lớn nhưng kết quả thu hoạch sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng diện tích (nhất là khu vực ngoài đê quốc gia).

- Kết quả nuôi trồng thủy sản không ổn định qua các năm. Qua 5 năm từ năm 2004 – 2008 năng suất và hiệu quả nuôi tôm, cá, trong đó tôm sú - đối tượng nuôi chủ yếu nước lợ vùng ngoài đê quốc gia có xu hướng giảm đã ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội của không ít hộ ngư dân nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ ở huyện Thái Thuỵ, Tiền Hải thời gian qua.

2. Nguyên nhân

- Ngành thủy sản chưa có quy hoạch, mà các đầm nuôi được xây dựng từ những năm 1989 nên cơ sở hạ tầng như đê bao ngoài, hệ thống kênh, mương, cống cấp nước, tiêu nước đã xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật cho nuôi trồng thủy sản. Quy mô đầm nuôi không đồng đều diện tích rộng, trung bình từ 5 – 8 ha, lớn nhất là 71 ha. Hệ thống tưới tiêu thủy sản cho vùng nuôi chưa đồng bộ theo hướng cấp thoát nước tách biệt mà dùng chung.

- Một trong những nguyên nhân quan trọng gây giảm năng suất nuôi trồng thủy sản là chất lượng con giống, đặc biệt đối với tôm sú ngày một suy giảm. Trong những năm gần đây theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III phần lớn tôm sú sinh sản nhân tạo bị nhiễm vi rút MBV đã gây cho tôm còi cọc, chậm lớn gây tiêu hao nhiều thức ăn, thời gian nuôi kéo dài, tỷ lệ sống thấp. Bên cạnh đó, trình độ kỹ thuật nuôi thủy sản còn hạn chế nhiều hộ thực hiện không đầy đủ hoặc không tốt từ các khâu: cải tạo ao đầm, quản lý môi trường trong quá trình nuôi.

- Do mới chuyển đổi hình thức sản xuất từ cấy lúa, làm muối sang nuôi trồng thủy sản lên năng lực quản lý ở một số hợp tác xã vùng chuyển đổi còn hạn chế do thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất thủy sản.

- Bằng các nguồn vốn khoa học, vốn khuyến ngư của tỉnh, trung ương các đề tài khoa học chuyển giao ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo cá bớp, cá vược, tôm sú, ngao… đã được triển khai thu được kết quả nhất định nhưng lượng giống các loài sản xuất còn ít chỉ chiếm 10 – 15% giống nuôi cho địa phương. Việc áp dụng chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng hoá chất, kháng sinh trong nuôi trồng. Để nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã được cơ sở tiếp nhận triển khai trên diện rộng còn hạn chế.

- Trong thời gian qua Nhà nước chưa qua tâm đầu tư cho vùng nuôi thủy sản ngoài đê quốc gia như nâng cấp bờ bao ngoài, xây dựng hệ thống thủy lợi, cống cấp tiêu nước đầu mối… Vùng chuyển đổi cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, thiếu điện phục vụ cho nuôi trồng, chưa có chính sách cụ thể khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển con giống.

- Do thời tiết, khí hậu có sự biến động lớn trong đó có những biến động bất lợi đến môi trường ao nuôi tôm, cá như nhiệt độ, độ mặn, lượng

mưa gây cho tôm, cá bị sốc, dễ bị mắc bệnh gây thiệt hại tới năng suất và sản lượng tôm cá nuôi.

- Chưa có cơ sở quan trắc và cảnh báo môi trường nuôi thủy sản trong khi môi trường các vùng nuôi trồng thủy sản mặn, lợ có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ sản xuất nông nghiệp, tảo độc từ nguồn nước biển.

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN TỪ NĂM 2010 CAO HIỆU QUẢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN TỪ NĂM 2010

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH THÁI BÌNH.doc (Trang 38 - 41)