Tình hình nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Việt Nam- Singapore.DOC (Trang 33 - 38)

Tuy Việt Nam xuất khẩu sang Singapore với giá trị tương đối lớn ( như mục 2.1.1 đã trình bày) nhưng Việt Nam lại nhập khẩu từ Singapore với giá trị lớn hơn nhiều. Nếu so sánh giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore trong giai đoạn 2000-2007 ta có thể thấy rằng Việt Nam là nước nhập siêu từ Singapore.

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

KNNK 2.694,3 2.478,3 2.533,5 2.878,2 3.440,0 4.300,0 5.700,0 8.101,0

Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore trong giai đoạn 2000-2007

(Nguồn Trade Developvement Board Singapore, đơn vị: triệu USD)

Tính đến hết năm 2004, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore đạt khoảng 4,8 tỷ USD, trong đó kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore là 3,44 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Singapore là phân bón, xăng dầu, máy móc thiết bị phụ tùng, đồ uống có cồn, vật tư ngành ảnh……

Năm 2005, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore chiếm 1,45% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với thế giới, trong hàng Việt Nam nhập khẩu từ Singapore chiếm 1,93% tổng kim ngạch xuất khẩu của Singapore. Cùng năm này, Việt Nam nhập khẩu của Singapore tăng mạnh lên tới 37,2% so với năm 2004.

Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: Các sản phẩm dầu mỏ (trên 2,1 tỷ USD, tăng 55,4% so với cùng kỳ 2004) chiếm trên 49,3% tổng kim ngạch nhập khẩu); phụ tùng máy xử lý dữ liệu văn phòng (trên 155 triệu USD, tăng 85,2%); nguyên liệu sản xuất thuốc lá (trên 134 triệu USD, tăng 40,7%); máy xử lý dữ liệu (123,5 triệu USD, tăng 1,9%); và các thiết bị cơ khí công trình (99,5 triệu USD, tăng 42,1%)....

Điều đáng lưu ý là trong tổng kim ngạch 4,3 tỷ USD Việt Nam nhập khẩu của Singapore, chỉ có 2,6 tỷ USD là hàng sản xuất tại Singapore, còn lại khoảng 1,7 tỷ USD là hàng Singapore nhập của các nước khác rồi tái xuất sang Việt Nam.

Năm 2006 đánh dấu việc Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 14 của Singapore, với kim ngạch xuất khẩu từ nước này sang Việt Nam đạt 5,7 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2005.

Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Singapore đạt 8,1 tỷ USD tăng 43,1% so với năm 2006. Thị trường Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 13 của Singapore. Kim ngạch nhập khẩu từ Singapore gấp gần 4 lần so với kim ngạch mà Việt Nam xuất khẩu sang quốc đảo này. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Singapore trong năm nay vẫn chủ yếu là xăng dầu, thiết bị tin học…Thị trường Singapore (51,5 triệu USD, chiếm 36,8% kim ngạch nhập khẩu) là thị trường nhập khẩu thiết bị tin học dẫn đầu. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Singapore là bảng mạch (17,6 triệu USD); linh kiện vi tính (11,8 triệu USD) và máy in (5,7 triệu USD). Thị trường Nhật Bản (31,5 triệu USD chiếm 22,6% kim ngạch nhập khẩu) đứng thứ 2. Nhập khẩu từ Nhật Bản chủ yếu là linh kiện vi tính (17,8 triệu USD) và bảng mạch (12,6 triệu USD).

Tháng 8/2008, Singapore tiếp tục là thị trường cung cấp xăng dầu lớn nhất nước ta đạt 450,5 nghìn tấn với trị giá 412,54 triệu USD. Đồng thời Singapore cũng dẫn đầu về thị trường nhập khẩu thiết bị tin học trong tháng với kim ngạch đạt 51,6 triệu USD, chiếm 32,7% kim ngạch nhập khẩu thiết bị

tin học trong tháng sang tất cả các thị trường, trong khi đó xuất khẩu sang thị trường này là 10,6 triệu USD chiếm 6,7%. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu sang thị trường này là linh kiện vi tính (15 triệu USD) và bảng mạch các loại (11,6 triệu USD).

* Nhận xét:

Như vậy, nếu xét về cơ cấu hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore có thể thấy các mặt hàng dầu mỏ chiếm tỷ trong rất lớn, có tính quyết định đến sự tăng, giảm xuất nhập khẩu giữa hai nước.

Việt Nam xuất khẩu dầu thô sang Singapore có kim ngạch lớn nhưng cũng nhập lại nhiều các sản phẩm hóa dầu của các nhà máy lọc dầu Singapore để phục vụ nhu cầu trong nước. Năm 2005, giá dầu và các sản phẩm hóa dầu trên thị trường thế giới tăng cao, nhất là vào các tháng cuối năm là yếu tố quan trọng làm tăng tổng kim ngạch XNK hai chiều giữa hai nước lên 34,3%.

Ngoài dầu thô, gạo, và một vài mặt hàng khác đến nay ta vẫn chưa có được mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có trị giá kinh tế cao, đủ mạnh để cạnh tranh xâm nhập thị trường một cách bền vững, lâu dài, nhất là đối với Singapore một thị trường mang đậm đặc thù chuyển tải, tái xuất.

Về nhập khẩu, ngoài sản phẩm hóa dầu chiếm tỷ trọng lớn, Việt Nam nhập khẩu của Singapore chủ yếu là các mặt hàng: máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu cho sản xuất cho hàng xuất khẩu. Nhập khẩu hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay, cơ cấu xuất nhập khẩu này là có thể chấp nhận được.

Nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam- Singapore, ta có thể thấy được một số thuận lợi cho Việt Nam trong việc phát triển quan hệ giữa hai quốc gia như:

+ Hai mặt hàng của Việt Nam có triển vọng trên thị trường Singapore là hàng thủ công và đồ gỗ. Bên cạnh đó, các mặt hàng nông sản, hải sản, hàng hoá sử dụng trong gia đình, do có truyền thống sản xuất đạt chất lượng yêu

cầu nên trong tương lai, Việt Nam vẫn có thể tiếp tục xuất sang thị trường Singapore.

+Việt Nam có thể tận dụng lợi thế của Singapore về vị trí địa lý và thế mạnh về kinh tế nhằm đẩy mạnh các hoạt động giao thương của mình với thế giới bên ngoài. Hơn nữa Singapore lại có quan hệ giao thương tốt đẹp với thị trường thế giới. Các nhà sản xuất Việt Nam nên tận dụng mạng lưới này của Singapore để mở rộng quan hệ thương mại với các thị trường khác, đặc biệt là các mặt hàng hải sản, may mặc và cao su.

+Singapore là thị trường xuất nhập khẩu hoàn toàn tự do, 96% hàng hóa xuất nhập khẩu không có thuế (thuế suất = 0); Chính phủ không sử dụng những rào cản như biện pháp hạn chế thương mại; cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu (như thanh toán, trọng tài thương mại, cảng khẩu …). Điều này là một thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

+ Vì các sản phẩm của Việt Nam và Singapore mang tính chất bổ sung cho nhau nên hầu như là không có sự cạnh tranh. Đây là điểm thuận lợi và cũng là điểm khó khăn đối với các doanh nghiệp XNK ở Việt Nam và Singapore.

+ Đặc biệt, có thể thấy rằng chính sách thương mại của 2 quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quan hệ thương mại trong thời gian vừa qua.

Ví dụ:- Năm 2006, Hải quan Singapore đã đưa ra 2 sáng kiến quan trọng nhằm tạo thuận lợi cho thương mại - Đó là Kế hoạch thuế hàng hoá và dịch vụ (GST) kho ngoại quan 0 % và Hệ thống TradeXchangeTM.

- Nếu một công ty Việt Nam cam kết sử dụng Singapore là nơi trung chuyển để xuất khẩu một lượng lớn hàng hoá, thì cơ quan chức năng của Singapore sẽ xem xét hạ mức thuế DN cho các công ty đó. Ngoài ra, khi các DN Việt Nam có mặt tại thị trường Singapore, họ có thể được tiếp cận các quỹ vốn đầu tư và liên doanh để thành lập các liên doanh tại Singapore.

Mặc dù vậy, trong quan hệ thương mại Việt Nam- Singapore, hai bên cũng gặp không ít những khó khăn:

+ Dù chúng ta xuất khẩu sang thị trường Singapore là lớn nhưng nước bạn cũng xuất khẩu trở lại thị trường nước ta với giá trị không nhỏ hơn gây nên sự mất cân bằng cán cân thanh toán. Việt Nam liên tục là nước nhập siêu từ thị trường Singapore( năm 2004 nhập siêu khoảng 2,08 tỷ USD thì đến năm 2005 nhập siêu lên đến 4,5898 triệu USD, trong khi xuất khẩu chỉ đạt 1,8 tỷ USD; quý I/2007 nhập siêu lên tới con số 826,23 triệu USD

+ Vì các sản phẩm của Việt Nam và Singapore mang tính chất bổ sung cho nhau nên hầu như là không có sự cạnh tranh. Điều này làm cho các doanh nghiệp XNK ở Việt Nam cũng như ở Singapore thụ động trong việc cải tiến công nghệ sản xuất, thay đổi cơ cấu mặt hàng XNK cũng như mở rộng quy mô sản xuất hàng xuất khẩu.

+ Hầu hết các doanh nghiệp Singapore đều than phiền rằng, hàng hoá của họ bị hải quan Việt Nam giữ lại quá lâu. Và họ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác/đại lý thương mại Việt Nam. Bên cạnh đó việc cấp phép XNK hàng hóa còn khá chậm.

+ Singapore còn có nhiều hạn chế đối với việc nhập khẩu

Singapore không áp đặt bất kỳ một hạn chế hạn ngạch nào đối với hàng hoá nhập khẩu và hầu hết hàng hoá đều có thể được nhập khẩu theo giấy phép chung không hạn chế ngoại trừ đối với những hàng hoá nhập khẩu từ Irắc. Nhưng có một số những mặt hàng sau bị cấm nhập khẩu như kẹo cao su, bật lửa (có dạng hình súng ngắn và súng lục ổ quay), pháo và các loài động vật quý hiếm và các sản phẩm phụ. Những mặt hàng cần phải có giấy phép cụ thể bao gồm động vật; vũ khí và chất nổ; Chlorofluocarbon (CFCs); hoa quả tươi và ướp lạnh; mũ bảo hiểm; thịt và các sản phẩm từ thịt; phân hữu cơ; các xuất bản phẩm; băng video và cassetle đã thu thanh; gạo (ngoại trừ cám gạo); thiết bị viễn thông và phát xạ chẳng hạn như điện thoại vô tuyến, máy phát, máy

vụ 3% đánh vào tất cả hàng hoá và dịch vụ ở Singapore và hàng hoá nhập khẩu vào trong nước. Giá trị đánh thuế đối với hàng nhập khẩu dựa trên giá CIF.

Yêu cầu ghi nhãn ở Singapore áp dụng đối với thực phẩm, ma tuý và rượu, sơn và chất dung môi. Các nhà sản xuất phải ghi rõ khối lượng, nước xuất xứ, tên và địa chỉ của nhà sản xuất.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Việt Nam- Singapore.DOC (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w