Định hướng phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam-Singapore

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Việt Nam- Singapore.DOC (Trang 51 - 52)

Nền kinh tế Việt Nam hiện đang còn ở điểm xuất phát thấp. Xét về cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động. cơ cấu xuất nhập khẩu… thì nước ta vẫn đang ở những bước đầu tiên của quá trình công nghiệp hóa. Vì vậy cơ cấu kinh tế Việt Nam trước mắt sẽ là sự kết hợp giữa các ngành khai thác lợi thế tự nhiên, chủ yếu là nông nghiệp. công nghiệp sử dụng nhiều nhân công, công nghiệp chế biến và công nghiệp chế tạo. Định dạng cơ cấu nói trên cũng hàm chứa một trật tự ưu tiên về bước đi và vốn đầu tư trong tiến trình công nghiệp hóa. Và có thể coi đó là nền tảng chung cho chiến lược phát triển và hội nhập của Việt Nam nói chung và thúc đẩy quan hệ hợp tác với Singapore nói riêng trên cả hai lĩnh vực thương mại và đầu tư.

Phương hướng chiến lược phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam- Singapore đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 chủ yếu trên các mặt sau:

- Tăng cường hợp tác và trao đổi kinh tế giữa hai nước.

- Nỗ lực đàm phán để ký các hiệp định thương mại và đầu tư giữa hai nước.

- Thực hiện điều chỉnh các chính sách thương mại, đầu tư cho phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp của mỗi nước.

- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang thị trường Singapore tiến tới cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước.

- Hỗ trợ, tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp hia nước trong quá trình xuất khẩu hàng hóa cũng như đầu tư và thu hút đầu tư.

- Khuyến khích, giúp đỡ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư.

- Thực hiện mở rộng thị trường cho hàng hóa của Singapore vào Việt Nam.

- Mở rộng tiêu thụ hàng hóa mà Việt Nam có lợi thế và Singapore có nhu cầu tại thị trường Singapore; hạn chế buôn bán qua các khâu trung gian.

- Mở rộng lĩnh vực đầu tư cho các nhà đầu tư Singapore, đồng thời phải hỗ trợ để các doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư vào Singapore.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Việt Nam- Singapore.DOC (Trang 51 - 52)