0
Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Thực trạng quan hệ hợp tác đầu tư

Một phần của tài liệu QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM- SINGAPORE.DOC (Trang 38 -51 )

Quan hệ đầu tư Việt Nam- Singapore được tiến hành từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Ngay sau khi chính phủ Singapore tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam vào cuối 1989, tháng 10/1990 công ty Kiều My Trading Pte.Ltd của Singapore đã trở thành doanh nghiệp ASEAN đầu tiên có giấy phép đầu tư tại Việt Nam.

Nếu năm 1995, Singapore mới chỉ có 116 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 1,5 tỷ USD thì đến năm 2000, số dự án của Singapore đầu tư vào Việt Nam đã tăng lên 255 dự án với tổng vốn đầu tư 6,839 tỷ USD. Singapore trở thành nước đứng thứ 1 trong khối ASEAN đầu tư vào Việt Nam và đứng thứ 4 trong top 10 nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.

Tính đến hết năm 2003, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với với 289 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký 7,8 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện gần 3 tỷ USD.

Năm 2005, Singapore đã có 396 dự án đầu tư vào Việt Nam với số vốn đăng kí 7,6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 3,45 tỷ USD và trở thành nước đứng thứ 2 trong hơn 80 nước đầu tư vào Việt Nam.

Tính đến hết năm 2006, Singapore là nước đứng đầu trong số 65 nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam với 402 dự án, tổng vốn đăng ký gần 7,7 tỷ USD. Các dự án đều tập trung vào các ngành như: kinh doanh bất động sản, khách sạn, văn phòng, căn hộ; thăm dò và khai thác dầu khí; sản xuất công nghiệp; chế biến nông, lâm, hải sản...

Theo công bố của Cục Đầu tư nước ngoài (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết năm 2007 Singapore đã có 474 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 9,07 tỷ USD. Singapore đứng thứ 2 trong tổng số 78 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.

Tính đến tháng 7/2008, Singapore có 48 dự án được cấp phép đầu tư mới tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký trên 4 tỷ USD, trong đó có quy mô đầu tư lớn nhất là Dự án liên doanh viễn thông tại TP.HCM (vốn đăng ký 1,2 tỷ USD). Như vậy, tính đến nay, Singapore có hơn 580 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký gần 15 tỷ USD, đứng thứ 4 trong tổng số hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Việt Nam.

Tính đến tháng 10/2008, Singapore đứng thứ 5 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư lớn vào Việt Nam với mức đầu tư khoảng 15 tỷ USD.

Về lĩnh vực đầu tư

Các dự án đầu tư của Singapore tập trung chủ yếu vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, dịch vụ và kinh doanh bất động sản, được các chuyên gia kế hoạch và đầu tư đánh giá là đạt hiệu quả cao, đóng góp đáng kể vào việc giải quyết việc làm, phát triển xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Năm 2006, Singapore đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ với 207 dự án và có tới hơn 5,5 tỷ USD chiếm khoảng 60,7% tổng số vốn đăng ký; lĩnh vực xây dựng và công nghiệp với 230 dự án và số vốn đăng ký khoảng 3,3 tỷ USD, chiếm khoảng 36,4% tổng vốn đăng ký.

Các dự án và doanh nghiệp đầu tư tiêu biểu của Singapore tại Việt Nam

Sức sống và mức độ gắn kết của các doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam có thể được minh hoạ thông qua hình ảnh của các dự án hoạt động hiệu quả tại Việt Nam. Một trong số đó là Công ty Liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore. Đây là liên doanh giữa Công ty Thương mại và Đầu tư với Công ty Vietnam Singapore Industrial Park Pte., Ltd (VSIP) với tổng vốn

49%, Singapore chiếm 51%. VSIP đã triển khai xong việc góp vốn đầu tư cho cả 2 giai đoạn với tổng diện tích khoảng 600 ha đất, đã lấp đầy khoảng 88%. (

Nguồn http://sggp.org.vn/chinhtri/2008/7/159527/)

Trong những ngày cuối năm 2007, VSIP đã triển khai kế hoạch mở rộng đầu tư tại một số tỉnh phía Bắc bằng lễ động thổ Dự án Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ Việt Nam – Singapore tại tỉnh Bắc Ninh. Với diện tích 700 ha, dự án thứ 3 này của VSIP sẽ dành 500 ha cho việc phát triển một khu công nghiệp sạch, có tiêu chuẩn môi trường và công nghệ sản xuất tiên tiến. 200ha còn lại bao gồm các dự án thương mại, khách sạn, siêu thị, nhà ở, căn hộ chất lượng cao. Hiện VSIP Bắc Ninh đã thu hút được 15 dự án đầu tư với tổng số vốn ước tính 200 triệu USD, cam kết thuê trên 120 ha. Ngày 11/12/2007, dưới sự chứng kiến của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng cấp cao Chính phủ Singapore Goh Chok Tong, Công ty Cổ phần Phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore đã long trọng tổ chức lễ động thổ Dự án Khu đô thị, Công nghiệp và dịch vụ Việt Nam - Singapore (VSIP) tại tỉnh Bắc Ninh, trao giấy chứng nhận đầu tư cho 7 nhà đầu tư đầu tiên trong dự án.

Sau 2 dự án thành công tại Bình Dương, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá, Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh là một minh chứng cho tình hữu nghị, sự hợp tác kinh tế bền chặt giữa Việt Nam và Singapore.

Một gương mặt khác trong ngành công nghiệp của Việt Nam là Công ty TNHH NATSTEELVINA. Đây là liên doanh giữa Tổng công ty Thép Việt Nam với hai công ty Natsteel Ltd. Singapore và Southern Steel Berhad – Malaysia, trong 30 năm tại thành phố Thái Nguyên, để sản xuất và kinh doanh sản phẩm thép. Tổng vốn đầu tư: 21,7 triệu USD. Hiện liên doanh đã góp vốn thực hiện là 12,1 triệu USD, có doanh thu từ 1995 với mức doanh thu bình quân mỗi năm khoảng 20-25 triệu USD và hoạt động có lãi liên tục từ

năm 1997 đến nay.

Việt Nam-Singapore. Đây là công ty 100% vốn của Công ty Burghley Enterprise Pte.Ltd.-Singapore (được chuyển nhượng từ Công ty Vedan trong tháng 9 năm 2002), để sản xuất bột ngọt với công suất thiết kế 5.500 tấn/tháng tại Đồng Nai.

Năm 2008, hai dự án tiêu biểu của Singapore đầu tư tại Đà Nẵng là Chi nhánh Công ty TNHH Nước ngọt Coca Cola Non Nước với tổng vốn đầu tư 25 triệu USD, dự án liên doanh Tanda Motor giữa Công ty Cơ khí ô-tô và Thiết bị điện Đà Nẵng (DAMACO) với 2 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Tan Chong tại Singapore và Malaysia (cấp phép ngày 19-7-2005). Tổng số vốn giai đoạn 1 của dự án là 4 triệu USD.

Công ty bất động sản Mapletree thuộc tập đoàn Temasek Holding của Singapore vừa ký một hiệp định đầu tư phát triển dự án khu thương mại 400 triệu USD tại Khu liên hợp- Công nghiệp- Dịch vụ- Đô thị Bình Dương hôm 14/10/2008. Dự án khu thương mại có quy mô 75 ha thuộc tỉnh Bình Dương, Việt Nam với số vốn đầu tư 400 triệu USD. Đây là khu phức hợp công nghệ sản xuất, kinh doanh đầu tiên của Mapletree tại Việt Nam, nhằm phục vụ cho các công ty trong lĩnh vực phát triển phần mềm công nghệ cao, gia công phần mềm, nghiên cứu và phát triển sản phẩm và sản xuất hàng hoá có giá trị gia tăng.

Dự án sẽ được đầu tư xây dựng thành nhiều giai đoạn, giai đoạn 1 bắt đầu từ năm 2009. Với dự án này, Mapletree đã nâng tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam lên con số 700 triệu USD.

Đây là dự án khu công nghiệp vận tải thứ 2 mà Mapletree đầu tư vào Việt Nam, khu thứ nhất nằm ở khu công nghiệp Việt Nam – Singapore I (VSIP I), mở cửa tháng 1/2007. Khu vận tải thứ 2 này được xây dựng tại VSIP II, trị giá 110 triệu USD, đáp ứng khoảng 420.000m2 mặt bằng kho chứa cho thuê.

Mới đây, TP.HCM đã chào mời khoảng 27 dự án đầu tư bất động sản lớn dưới nhiều loại hình và quy mô khác nhau, như Dự án Khu Tây Bắc TP.HCM; Dự án Trường học quốc tế Fosco và Dự án Khu công nghệ cao Sài Gòn; Dự án Bãi đậu xe ngầm, khu vui chơi giải trí và khu động vật hoang dã Safari... Đặc biệt, Dự án Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm, với diện tích trên 6,2 triệu m2 và nhiều hạng mục đầu tư, như khu dân cư, khu thương mại, sân vận động, giải trí..., được xem là tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư Singapore.

Dự án chính như dự án xây văn phòng, căn hộ tại Hồ Chí Minh của tập đoàn TA Associates International, trị giá 1,2 tỷ USD, cấp phép mới đây nhất 11/6/2008; Dự án xây dựng khu đô thị mới ở Đồng Nai 750 triệu USD do Công ty Water Front đầu tư.

Một loạt các dự án xây khách sạn, văn phòng, căn hộ có trị giá trên 200 triệu USD như Công ty Lap An Development Pte, Singapore xây khách sạn ở Thừa Thiên Huế 298 triệu USD, Công ty C.R.D.Pte.Ltd, Singapore xây khách sạn ở Hà Nội,…

Dự án Saigon Sports Ctity do Keppel Land và Tập đoàn Chiap Hua (Hồng Kông) liên doanh triển khai. Dự án có tổng diện tích 74 ha tại phường An Phú (quận 2, TP.HCM). Saigon Sports City được phát triển thành khu đô thị có quy hoạch tổng thể chuẩn và đồng bộ. Trong đó, bao gồm các tòa nhà chung cư cao tầng, nhà vườn thấp tầng, khu trung tâm thương mại bán lẻ, khu tiện ích công cộng và 15 ha thiết kế dành riêng cho các tiện ích thể dục - thể thao công cộng. Dự án có tổng vốn đầu tư 130 triệu USD.

Dự án Saigon Centre cũng do Keppel Land đang triển khai là dự án khu phức hợp có diện tích 2 ha mặt tiền Đại lộ Lê Lợi (Quận 1, TP.HCM). Giai đoạn 1 đã hoàn thành năm 2006 với một tòa nhà 25 tầng, bao gồm 3 tầng dưới dành cho khu thương mại bán lẻ, 11 tầng văn phòng cao cấp, 89 căn hộ kèm theo dịch vụ và 3 tầng hầm dùng làm nơi đậu xe. Giai đoạn tiếp theo, Keppel

Land và các bên đối tác Việt Nam là Sowatco và Resco sẽ cùng phát triển Saigon Centre thành dự án mang tính biểu trưng tại Việt Nam.

(Nguồn www.Asset.vn l DT)

Các dự án tập trung tại các thành phố lớn

Theo báo cáo từ Bộ kế hoạch đầu tư (năm 2007), các dự án đầu tư của Singapore vào Việt Nam tập trung chủ yếu tại: Hà Nội (chiếm 33,8% tổng vốn đăng ký, với 69 dự án, tổng vốn đầu tư là 3,07 tỷ USD,), Tp Hồ Chí Minh (chiếm 22,2% tổng vốn đăng ký, với 198 dự án và 2,09 tỷ USD vốn đầu tư), Bình Dương (chiếm 9,7% tổng vốn đăng ký, với 198 dự án và 2,09 tỷ USD vốn đầu tư). Sở dĩ có sự phân bố các dự án đầu tư như thế là vì đây là những nơi có cơ sở hạ tầng rất phát triển.

(Nguồnhttp://www.vietnamembassy- bulgaria.org/vi/nr070521170205/news_object_view?

newsPath=/vnemb.vn/tinkhac/ns080226105937)

Về hình thức đầu tư

Singapore tham gia vào tất cả các hình thức đầu tư như xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, xí nghiệp liên doanh và xí nghiệp hợp doanh. Trong các hình thức đầu tư trên, hình thức liên doanh chiếm vị trí chủ yếu, số dự án của hình thức này gồm 122 dự án, chiếm tới 74.8% , tiếp theo là xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, gồm 30 dự án, chiếm tỷ lệ 18.4 %, và số dự án hợp doanh là 11, chiếm 6.7% còn lại.

* Nhận xét

Qua lĩnh vực đầu tư có thể nhận xét, đặc điểm nổi bật nhất của đầu tư Singapore vào Việt Nam là ở chỗ, Singapore là nước chấp nhận đầu tư vào một số lĩnh vực chưa đem lại lợi nhuận ngay, với tỉ lệ vốn và dự án lớn hơn cả so với các nước thành viên ASEAN khác có đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, cũng như phần nhiều những nước ASEAN khác, Singapore cũng dành một phần lớn đầu tư các lĩnh vực thu hồi vốn và lợi nhuận nhanh như các ngành

và du lịch nhằm khai thác nguồn tài nguyên có sẵn, nguồn lao động giá rẻ của Việt Nam và sử dụng hiệu quả công nghệ- kỹ thuật của Singapore.

Mặt tích cực của việc tiếp nhận vốn đầu tư Singapore đối với nền kinh tế- xã hội nước ta:

- Thông qua các dự án liên doanh và hợp doanh của Singapore với Việt Nam về những ngành công nghiệp, dầu khí và nhất là đầu tư vào khách sạn, du lịch và dịch vụ, thuỷ hải sản, Việt Nam đã có thêm nhiều dự án đầu tư, mở rộng được sản xuất, tăng doanh thu xuất khẩu và nhất là giải quyết được một phần việc làm cho người lao động: Năm 2006, khu công nghiệp Việt Nam- Singapore (VSIP) đã thu hút 220 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký hơn 1,25 tỷ USD. Năm 2007, tình hình thu hút đầu tư tại VSIP tiếp tục đạt kết quả khả quan. Cụ thể, 2 khu đã thu hút mới hơn 457 triệu USD, vượt 128,2% so với kế hoạch đề ra. Trong đó có 61 dự án được cấp phép đầu tư mới với số vốn hơn 243,6 triệu USD và 34 dự án đăng ký tăng vốn bổ sung thêm hơn 212,6 triệu USD. Tính chung đến nay đã có 292 dự án đầu tư vào 2 khu công nghiệp VSIP gồm 276 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 1,98 tỷ USD và 16 dự án trong nước có vốn đầu tư 345 tỷ đồng.

Mặc dù đầu tư của Singapore vào Việt Nam chỉ có tác dụng tới tăng trưởng kinh tế, chưa có tác dụng nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh của hàng hoá. Tuy nhiên, trong điều kiện nước ta trong khoảng thời gian này, việc sử dụng công nghệ thích hợp nhằm tạo việc làm và thu nhập cho người lao động cũng là góp phần vào việc thực hiện mục tiêu quan trọng của phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam.

- Đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam chủ yếu vào công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, dầu khí đã góp phần nâng cao khả năng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam.

- Singapore là nước có trình độ công nghệ cao, do vậy tiếp nhận đầu tư của Singapore, Việt Nam đồng thời kiến thức và kỹ thuật của họ. Việt Nam có

thể tiếp cận những phương thức quản lý trong một số lĩnh vực mà Singapore có thế mạnh được đầu tư vào Việt Nam.

- Singapore là một quốc gia có quan hệ kinh tế với nhiều nước trên thế giới như Nhật, Mỹ , Malaysia, Hồng Kông và các nước Châu Âu, tham gia vào các tổ chức tài chính, tín dụng, thương mại quốc tế như APEC, WTO, ICAO, IMF… Do vậy, việc tiếp nhận đầu tư của Singapore cũng là bước tập dượt, giúp Việt Nam nhanh chóng hoà nhập với môi trường kinh doanh khu vực và quốc tế bằng việc tiếp cận với tổ chức và bạn hàng quốc tế ngoài khu vực.

Về mặt hạn chế của đối tác đầu tư Singapore và Việt Nam:

+ Về phía Việt Nam: những hạn chế có thể được tóm tắt như hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh và luôn thay đổi; cơ sở hạ tầng- bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện nước… còn yếu kém; thủ tục hành chính còn rườm rà và nạn tham nhũng còn khá nặng nề; năng lực quản lý điều hành của cán bộ Việt Nam trong các công ty liên doanh với Singapore còn yếu kém; đầu tư của Việt Nam sang Singapore chưa được chú trọng mới chỉ dừng lại ở một số dự án nhỏ lẻ; Tiến độ giải ngân nguồn vốn FDI tại Việt Nam thời gian qua khá chậm, số vốn giải ngân của Singapore hiện mới chỉ đạt trên 4 tỷ USD.

+ Về phía Singapore: các nhà đầu tư Singapore còn chưa mạnh dạn đầu tư hết khả năng vào Việt Nam; khả năng tài chính của Singapore cũng có hạn nên khi khủng hoảng tài chính của khu vực xảy ra, hoạt động đầu tư của Singapore tiến triển chậm so với những năm trước; mặc dù là nước có số dự án sử dụng công nghệ cao so với các nước ASEAN khác đầu tư vào Việt

Một phần của tài liệu QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM- SINGAPORE.DOC (Trang 38 -51 )

×