* Nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
Doanh nghiệp Việt Nam cần kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư và hoạt động thương mại trong chiến lược kinh doanh của mình. Trong thời gian đầu có thể lấy đầu tư làm trọng tâm, làm nền tảng cơ sở cho hoạt động thương mại sau này. Đây được coi là cách làm phù hợp với bối cảnh quốc tế nói chung và bối cảnh kinh tế Việt Nam- Singapore nói riêng khi mà nhiều nhà sản xuất đã di chuyển nguồn vốn của mình sang kinh doanh ở nước ngoài nhằm giảm thiểu chi phí về nhân công, về nguyên vật liệu, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh.
Để nâng cao sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Việt Nam, tăng cường khả năng thâm nhập của hàng hóa Việt Nam vào thị trường Singapore, doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp:
- Nâng cao chất lượng của hàng hóa
Tập trung nâng cao chất lượng của hàng hóa xuất khẩu Việt nam sang các thị trường nước ngoài nói chung và thị trường Singapore nói riêng theo các chiến lược sản phẩm đối với từng hàng hóa xuất khẩu.
Tổ chức lại hoạt động sản xuất và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài nói chung và thị trường Singapore nói riêng.
Thường xuyên cải tiến công nghệ sản xuất, cải tiến chất lượng, mẫu mã, bao bì đóng gói hàng hóa nhằm tăng cường sức hấp dẫn của hàng hóa xuất
- Giữ chữ “tín” trong kinh doanh
Việc giao hàng cần phải được thực hiện đúng thời hạn, đúng mẫu, đúng chất lượng…. như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Loại trừ hẳn việc giao hàng thứ cấp, hàng không đảm bảo chất lượng, không được vì lợi trước mắt mà làm ảnh hưởng đến uy tín chất lượng của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.
- Xây dựng giá cả cạnh tranh
Vì Việt Nam và Singapore đều nằm trong khu vực Đông Nam Á, lại có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, xã hội….cho nên hầu hết các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu đều có tính bổ sung. Đặc điểm này đã gây khó khăn không nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc cạnh tranh với nhau để tìm kiếm bạn hàng. Do vậy, phấn đầu giảm bớt chi phí trung gian, hạ giá thành sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam tại thị trường Singapore là một biện pháp quan trọng.
- Giảm chi phí cho xuất khẩu
Các chi phí vận tải, dịch vụ đầu vào và các loại phí thu đối với hàng xuất khẩu làm tăng giá thành xuất khẩu, làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa. Vì thế, các cơ quan chức năng cần rà soát và dỡ bỏ những chi phí cho việc xuất khẩu hàng hóa.
Việt Nam và Singapore đã ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần ngày 02/03/1994. Hi vọng, hai Nhà nước sẽ tiếp tục có những biện pháp hộ trợ để có thể giảm chi phí cho hoạt động xuất nhập khẩu.
* Đa dạng hóa các phương thức kinh doanh.
Singapore là một thị trường đầy tiềm năng, có rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang khai thác thị trường này. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp về chất lượng hàng hóa, mẫu mã, gía cả…đòi hỏi các doanh nghiệp cần có những phương thức kinh doanh hiệu quả.
Để giữ được vị trí trên thị trường Singapore, các doanh nghiệp Việt Nam cần linh hoạt áp dụng các phương thức bán hàng ký gửi, mở các chuỗi bán hàng lẻ tại các thành phố lớn của Singapore. Mặt khác, nên gắn hoạt động
thương mại và đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực sản xuất, chế biến hay đóng gói tại thị trường Singapore.
* Tăng cường liên kết giữa các hiệp hội ngành hàng
Một trong các cam kết quan trọng khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là Nhà nước sẽ không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp càng được nâng cao. Điều này đã được thể hiện qua việc đa số các trường hợp tranh chấp, dàn xếp trong thương mại quốc tế là do các hiệp hội đứng ra thực hiện cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ.
Các hiệp hội có thể hỗ trợ doanh nghiệp tích cực hơn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, củng cố và mở rộng thị trường nội địa, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin thị trường và khách hàng trong các doanh nghiệp hội viên; xác định được phương hướng liên kết, liên doanh và hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tự nguyện của các hội viên; bảo vệ quyền lợi của các hội viên trong các vụ kiện bán phá giá hoặc chống bán phá giá; phản ánh trung thực ý kiến của các hội viên về quy hoạch và các chính sách phát triển sản xuất kinh doanh lên các cơ quan liên quan; hợp tác giữa các hiệp hội ngành hàng Việt Nam với các tổ chức hiệp hội ngành hàng quốc tế nhằm nâng cao vị thế và uy tín của các ngành hàng trong cộng đồng quốc tế; tăng cường hơn sự phối hợp giữa các bộ, ngành và các hiệp hội trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong việc thực hiện các cam kết của Việt Nam đối với WTO nói chung và cam kết hợp tác với Singapore nói riêng.
Bên cạnh các giải pháp trên, để thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Singapore doanh nghiệp hai nước cần tìm hiểu rõ về nhu cầu của nhau, nắm bắt được các mặt hàng mình có thế mạnh, nắm rõ tập quán buôn bán của mỗi nước để có chiến lược sản xuất và xuất khẩu phù hợp.
Doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh về xuất khẩu nông sản, thủ công mỹ nghệ….Doanh nghiệp Singapore có thế mạnh về IT, về điện tử…..do vậy các doanh nghiệp cần nghiên cứu khả năng kết hợp các mặt hàng này.
Các doanh nghiệp hai nước cũng cần đẩy mạnh trao đổi thông tin qua các kênh như Đại sứ quán, VCCI…Tham gia tích cực vào các kỳ hội chợ, triển lãm nhằm quảng bá sản phẩm để nâng cao vị thế của quốc gia mình cũng như tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Chính phủ hai nước cần đẩy mạnh các chuyến thăm chính thức nhằm tăng cường ký kết các dự án đầu tư mới.
Đẩy mạnh hoạt động của các khu công nghiệp, đặc biệt khu công nghiệp Việt Nam- Singapore ( VSIP) nhằm triển khai tốt các dự án đầu tư đã có và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
KẾT LUẬN
Quan hệ kinh tế Việt Nam- Singapore được phát triển kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức năm 1973. Ngày nay, mối quan hệ kinh tế này đang phát triển trong điều kiện mỗi nước đều xây dựng nền kinh tế chuyển đổi theo cơ chế thị trường, tự do hóa nền kinh tế, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới. Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam- Singapore chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, xác định phương hướng chiến lược để đề ra các giải pháp nhằm tiếp tục phát triển quan hệ hai nước trong điều kiện mới, đề án này được hoàn thành với những kết quả đóng góp sau:
1) Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của đất nước Singapore. Nêu ra các điều kiện tự nhiên- xã hội có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sự phát triển kinh tế Singapore.
2) Khái quát được tình hình phát triển kinh tế của Singapore từ năm 2000 cho đến nay. Singapore được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến thủ đô của nước này thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và Châu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh.
3) Phân tích được thực trạng quan hệ thương mại, quan hệ đầu tư giữa hai quốc gia, những thuận lợi cũng như khó khăn mà hai nước gặp phải.
Hiện nay, Singapore đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với giá trị xuất khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2008 từ Việt Nam đạt
948.501.383 USD. Riêng tháng 5/2008, Việt Nam đã xuất khẩu hàng hoá sang Singapore đạt trị giá 240.666.277 USD .
Singapore không những là đối tác đi đầu trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam mà hiện nay đang đứng thứ 4 trong tổng số hơn 80 quốc
gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư vào Việt Nam với hơn 580 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký gần 15 tỷ USD( tính đến tháng 7/2008).
4) Đề ra được phương hướng phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam- Singapore đến năm 2010 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2020. Qua đó đề xuất các giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Hy vọng rằng những kết quả nghiên cứu và những đóng góp của đề án trên đây sẽ thiết thực phục vụ cho sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ kinh tế Việt Nam- Singapore trong thời gian tới lên một tầm cao mới, tương xứng với tiềm năng kinh tế, thương mại, đầu tư của cả hai nước cũng như mong muốn của hai bên. Đồng thời có thể góp phần nhỏ bé thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
- Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2005) Giáo trình Kinh Tế Quốc Tế , NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội.
- Tô Xuân Dân(1998), Giáo trình Chính Sách Kinh Tế Đối Ngoại lý thuyết và kinh nghiệm thực tế, NXB Thống kê, Hà Nội.
- Đỗ Đức Định (1993), Kinh tế đối ngoại- Nghiên cứu so sánh các nước đang phát triển Châu Á- Thái Bình Dương và Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
- Mai Ngọc Cường ( 1999), Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Giáo dục, Hà Nội.
- Đảng cộng sản Việt Nam ( 2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Bộ ngoại giao (2002), Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa vấn đề và giải pháp, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Tạp chí Tài chính doanh nghiệp (Số 2004/12), Việt Nam- Singapore quan hệ thương mại ngày càng phát triển.
B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
- Duning John (1993) Transnational Coporations and Economic Development, Routledge, UK.
- Florde, Adam and Stefan De Vylder (1996), From Plan To Market: The Economic Transion in Vietnam, Westview Press: Harper Collins Publisher.
- Báo điện tử ĐCSVN:Thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác Việt Nam- Singapore(Theo SGGP) http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp? id=BT2370862936
- Website Bộ ngoại giao VN Thông tin cơ bản về nước CH Singapore và quan hệ với VN
http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/ca_tbd/nr040819104347/ns07073 1160923
-Báo điện tử Vietnamnet
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước VN- Singapore
http://vnmedia.vn/NewsDetail.asp?Catid=84&NewsId=113007 - Website: http://www.cbr.ru/eng/statics/ -http://www.rusimpex.ru/Content/Economics/Rustrade/din_ftrade.htm - http://www.tapchicongsan.org.vn/show_content.pl?topic=7&ID=352 - http://caohockinhte.info/forum/showthread.php?p=5784 -http://vietbao.vn/Xa-hoi/Nang-tam-quan-he-Viet-Nam- Singapore/45218570/124/ - http://www.laodong.com.vn/Home/chinhtri/2006/9/4893.laodong - http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/chuyenquenha/2005/08/477203/ - http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2008/7/159527/ -http://www.metvuong.com/thongtin/278_Singapore-day-manh-quan- he-hop-tac-quoc-gia.html - http://baria.baria-vungtau.gov.vn/content/view/1345/28/