Về phía nhà nước

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Việt Nam- Singapore.DOC (Trang 52 - 57)

* Tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai Nhà nước vì quan hệ giữa hai Nhà nước sẽ tạo tiền đề và có ảnh hưởng lớn các quan hệ khác, đặc biệt là quan hệ kinh tế thương mại- đầu tư, quan hệ kinh tế giữa các ngành và các doanh nghiệp giữa hai nước.

Nhân chuyến thăm Singapore của Thủ tướng Phan Văn Khải tháng 3/2004: Thủ tướng hai nước đã ký "Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21", tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.

Ngày 13/8/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam rời Hà Nội đi thăm chính thức Singapore từ ngày 13-14/8 theo lời mời của Thủ tướng Lý Hiển Long. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Singapore kể từ khi nhậm chức, đồng thời, cũng là chuyến thăm xã giao theo thông lệ của lãnh đạo mới các nước thành viên ASEAN. Chuyến thăm Singapore diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp đặc biệt sau khi Việt Nam ký “Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21” với Singapore vào tháng 3/2004

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Tổng thống Cộng hòa Singapore S.R.Nathan đã bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 25/02/2008  29/02/2008. Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai

của ngài S.R.Nathan trên cương vị Tổng thống Cộng hòa Singapore (lần đầu tiên vào tháng 2.2001). Trao đổi về quan hệ song phương, hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về sự phát triển ngày càng tốt đẹp của quan hệ hợp tác giữa hai nước thời gian qua. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Singapore đầu tư và làm ăn tại Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo cũng hoan nghênh việc triển khai có hiệu quả Hiệp định Kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Singapore (ký tháng 12.2005).

Để những cam kết trên thành hiện thực, thời gian tới hai Nhà nước cần tiếp tục có những động thái cụ thể và cần thiết để tạo điều kiện và môi trường pháp lý thuận lợi cho các mối quan hệ ở các cấp giữa hai quốc gia, đặc biệt là quan hệ kinh tế.

* Khẩn trương xúc tiến thương thảo để ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Singapore

Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu bởi trong khi các khung pháp lý, các cản trở trong quan hệ song phương còn nhiều thì Hiệp định thương mại tự do ra đời sẽ giảm bớt và dỡ bỏ các rào cản thương mại, tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động thương mại hai nước.

Việt Nam và Singapore cần thỏa thuận để giảm bớt các hàng rào bảo hộ thuế quan và phi thuế quan trong thời hạn hợp lý với mức cam kết cao hơn mức cam kết trung bình của WTO. Do hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia mang tính chất bổ sung cho nhau nên việc giảm hàng rào bảo hộ này không chỉ tạo điều kiện đối với quan hệ song phương mà còn có lợi đối với người tiêu dùng ở hai nước.

* Thỏa thuận các danh mục ưu đãi đầu tư cho nhau

Quan hệ thương mại và đầu tư luôn có quan hệ qua lại và bổ sung cho nhau. Thương mại phát triển tạo điều kiện thu hút đầu tư và ngược lại, đầu tư có phát triển thì các loại hình thương mại lại càng phát triển sâu rộng.

Singapore hiện nay có thể nói là đã đầu tư vào tất cả các lĩnh vực của Việt Nam. Tuy nhiên, Singapore mới chỉ dành sự ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ. Về phía Việt Nam, các dự án đầu tư vào Singapore thật sự còn rất ít, mang tính tự phát và quy mô nhỏ hẹp.

Trong quan hệ ưu đãi đầu tư, hai bên có thể dành cho nhau sự ưu đãi đối với các lĩnh vực sau:

- Việt Nam có thể dành ưu đãi đầu tư cho Singapore những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng theo phương thức BOT; những dự án về y tế, giáo dục, viễn thông, quốc phòng và đặc biệt là bất động sản.

- Singapore có thể dành ưu đãi cho Việt Nam trong lĩnh vực khoa học- công nghệ, giáo dục- đào tạo; các dự án xây dựng các trung tâm thương mại . chợ và siêu thị tại Singapore.

Những ưu đãi này có thể là về thuế, về thủ tục pháp lý, về mặt bằng, thuế đất ưu đãi…ít nhất là không có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp Singapore và Việt Nam.

* Ký kết các thủ tục về hải quan và kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu

Tháng 11/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia đẩy nhanh thực hiện cam kết đối với Hiệp định về VSATTP và kiểm dịch động thực vật (SPS), đáp ứng nghĩa vụ thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Điều này sẽ giúp hàng hóa XNK giữa Việt Nam và Singapore được thuận lợi hơn, giảm thời gian và chi phí cho việc xin chứng nhận chất lượng của từng lô hàng, từng hợp đồng. Chính phủ hai nước cần xúc tiến ký kết các thủ tục liên quan đến hải quan và kiểm tra hàng hóa XNK nhằm đảm bảo cho hoạt động XNK phát triển.

* Ký kết các thỏa thuận về thanh toán

Một trong những nguyên nhân làm hạn chế quan hệ thương mại giữa hai nước bấy lâu nay là do quan hệ thanh toán giữa các nhà kinh doanh hai bên. Các ngân hàng thương mại Việt Nam cần thỏa thuận với các ngân hàng

thương mại Singapore thực hiện chiết khấu chứng từ xuất khẩu thông qua các công ty tài chính hoặc các tổ chức tín dụng, trong trường hợp cần thiết có thể cho phép họ cấp hạn mức tín dụng cho các NHTM Singapore tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Singapore được tài trợ, bảo lãnh khi nhập hàng hóa từ Việt Nam. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có độ an toàn trên thị trường Singapore, mở rộng quan hệ bạn hàng, tăng kim ngạch xuất khẩu.

* Nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư thông qua:

- Đổi mới phương thức hoạt động, tổ chức quản lý và sử dụng Quỹ ngoại

giao kinh tế nhằm phát huy tác dụng của quỹ này trong các hoạt động phát triển thị trường, tìm kiếm bạn hàng của các doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế.

- Tổ chức lại các hệ thống xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư, cơ chế cung cấp dự báo thị trường, tư vấn đầu tư, thương mại, tư vấn pháp luật và môi trường kinh doanh ở trong và ngoài nước cho cộng đồng các doanh nghiệp

- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến cấp cao để thúc đẩy hợp tác đầu tư và buôn bán.

* Tăng cường hợp tác theo vùng lãnh thổ và địa phương để khai thác tiềm năng và thế mạnh hai bên trong hợp tác sản xuất, đầu tư và trao đổi hàng hóa.

Việt Nam và Singapore có thể hợp tác theo vùng lãnh thổ ở ven biển để phát triển loại hình dịch vụ cảng biển.

* Điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với các quy định của WTO và khai thác lợi thế quốc gia

Nguyên tắc cao nhất của WTO là đối xử bình đẳng giữa các nước thành viên, các quốc gia khi gia nhập WTO phải điều chỉnh các chính sách của quốc gia mình cho phù hợp với quy định của WTO. Việt Nam là nước đang phát

các điều kiện miễn trừ đặc biệt trong thương mại quốc tế ( áp dụng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan, biện pháp hỗ trợ thương mại) và thương mại liên quan đến đầu tư.

* Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến thương mại và đầu tư

Đây là giải pháp rất quan trọng, các hoạt động xúc tiến thương mại cũng như xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh sẽ giúp doanh nghiệp hai nước có những cơ hội thuận lợi trong trao đổi, buôn bán và đầu tư với nhau và đặc biệt sẽ tạo chỗ đứng cho hàng hóa Việt Nam, nâng cao vị thế của Việt Nam ở thị trường Singapore.

Để thực hiện được nhiệm vụ này, các cơ quan chức năng Việt Nam cần thực hiện các hoạt động như:

- Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư.

- Nhà nước hỗ trợ cho việc thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại, các văn phòng xúc tiến đầu tư tại các thành phố lớn của Singapore để vừa giới thiệu quảng bá hàng hóa của Việt Nam, vừa cung ứng các dịch vụ miễn phí hoặc phí thấp cho các nhà kinh doanh và đầu tư khi tiếp cận kinh doanh thị trường này.

- Tố chức các kỳ triển lãm hàng xuất khẩu định kỳ tại Singapore nhằm góp quảng bá thương hiệu cũng như tạo vị thế cho Việt Nam.

- Tổ chức các phái đoàn thương mại của Việt Nam di khảo sát thị trường, trao đổi thông tin và xúc tiến thương mại- đầu tư tại thị trường Singapore.

* Hoàn thiện hệ thống pháp luật đầu tư, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi

trường đầu tư thông thoáng, khuyến khích các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư

vòa Singapore, đồng thời thu hút các nhà đầu tư Singapore đầu tư vào Việt Nam.

Việt Nam và Singapore đã ký kết Hiệp định về Khuyến khích và bảo hộ đầu tư vào ngày 29/10/1992. Trong thời gian tới, hai Nhà nước cần có những chính sách cụ thể để có thể thực hiện cam kết một cách hiệu quả nhất.

* Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể vay vốn tín dụng từ các ngân hàng phục vụ cho cả hoạt động đầu tư và nhập khẩu hàng hóa.

Các doanh nghiệp Việt Nam và Singapore không những gặp khó khăn trong việc thanh toán mà còn gặp rất nhiều khó khăn đối với nguồn vốn để đầu tư, kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu các ngân hàng ở mỗi nước đều có chính sách hỗ trợ vốn vay tín dụng cho các doanh nghiệp thì chắc hản trong thời gian tới quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia sẽ phát triển lên một tầm cao mới

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Việt Nam- Singapore.DOC (Trang 52 - 57)