Đánh giá định lượng *Về kết quả kiểm tra

Một phần của tài liệu Khai thác nội dung thực tế trong dạy học xác suất thống kê ở trường Trung học phổ thông (Trang 51 - 58)

- Được toàn bộ điểm nếu trả lời đúng kết quả phần a) là

THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 MỤC ĐÍCH THỬ NGHIỆM

3.4.2. Đánh giá định lượng *Về kết quả kiểm tra

*Về kết quả kiểm tra

Sau 5 tiết dạy TN, chúng tôi tiến hành hai bài kiểm tra ở cả hai lớp TN và ĐC.

Đề kiểm tra TN1 (thời gian làm bài 45 phút).

Câu 1: (5 điểm)

Điều tra về số tiền mua sách trong một năm của 40 sinh viên ta có mẫu số liệu sau (đơn vị: nghìn đồng)

203 37 141 43 55 303 252 758 321 123

425 27 72 87 215 358 521 863 284 279

608 302 703 68 149 327 127 125 489 234

498 968 350 57 75 503 712 440 185 404

b) Hãy lập bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp gồm 10 lớp. Lớp đầu tiên là đoạn [100;199]...(độ dài mỗi đoạn là 99).

c) Hỏi bao nhiêu phần trăm số sinh viên mua sách từ 500 nghìn đồng trở lên. d) Xét tốp 30% số sinh viên dùng nhiều tiền để mua sách nhất. Người mua ít

nhất trong nhóm này mua hết bao nhiêu ? Câu 2: (5 điểm)

Nghiên cứu mức tiêu thụ xăng của một loại ô tô, một công ti chế tạo ô tô ở Mĩ đã cho 35 xe chạy thử và xác định xem với 1 galông xăng (1 galơng = 4,546 lít), một xe chạy được bao nhiêu dặm (1 dặm= 1,609 km). Kết quả được cho trong bảng tần số ghép lớp sau đây. Lớp Tần số [20;24] 2 [25;29] 7 [30;34] 15 [35;39] 8 [40;44] 3

a) Tính số trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn? ý nghĩa thực tế của các số liệu vừa tính được.

b) Vẽ biểu đồ tần số hình cột?

* Ý định sư phạm về đề kiểm tra

Câu 1 là bài tập nhằm kiểm tra về việc hiểu các khái niệm thống kê và biết vận dụng các khái niệm đó để giải bài tốn có nội dung thực tế.

Câu 2 là bài tập củng cố các khái niệm, kĩ năng tính tốn về các số đặc trưng của mẫu số liệu và ý nghĩa thực tế của các số đó.

Kết quả thực hiện bài kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC của nhóm TN 1 được thể hiện qua bảng thống kê sau:

Bảng thống kê kết quả kiểm tra sau khi TN của nhóm TN1 Nhóm HS

Số HS

Mức độ thực hiện bài kiểm tra

Giỏi Trung bình trở lên Dưới trung bình

SL % SL % SL %

TN(10A1) 41 7 17,1 30 73,2 4 9,8

ĐC(10A5) 41 4 9,8 28 68,3 9 21,9

Biểu đồ thể hiện mức độ thực hiện bài kiểm tra của HS nhóm TN1 sau TN

Thơng qua bài kiểm tra với mức độ yêu cầu nâng cao hơn so với lần kiểm tra trước, HS lớp TN có kết quả cao hơn lớp ĐC.

Đề kiểm tra TN 2 (thời gian làm bài 45 phút)

Câu 1:( 5 điểm)

Trên một cái vòng tròn trong phần thi “quay bánh xe số” của chương trình “Hãy chọn giá đúng” trên kênh VTV3, có gắn 20 con số từ 5 đến 100 theo thứ tự, mỗi số cách nhau 5 đơn vị (5, 10, 15, ..., 95, 100). Xác suất để bánh xe sau khi quay dừng ở mỗi số đều bằng nhau.

a) Tính xác suất để khi quay một lần: i) Kết quả dừng ở số là số chẵn? ii) Kết quả dừng ở số 5 hoặc 100?

b) Tính xác suất để khi quay hai lần liên tiếp bánh xe dừng tại một số ở giữa 5 và 50 trong lần quay đầu nhưng không dừng lại giữa chúng trong lần quay thứ 2. Câu 2: (5 điểm)

Chị Trang mua bảo hiểm của công ty bảo hiểm A. Cơng ty A trả 500 nghìn đồng nếu chị Trang ốm; 1 triệu đồng nếu chị gặp tai nạn và 6 triệu đồng nếu chị ốm và gặp tai nạn. Mỗi năm chị Trang đóng 100 nghìn đồng tiền bảo hiểm. Biết rằng trong một năm xác suất để chị Trang ốm và gặp tai nạn là 0,0015; ốm nhưng không gặp tai nạn là 0,0485; không ốm nhưng gặp tai nạn là 0,0285; không ốm và không gặp tai nạn là 0,9215. Gọi X là số tiền công ty bảo hiểm chi trả cho chị Trang mỗi năm.

a) Lập bảng phân bố xác suất của X. b) Tính E(X). Nêu ý nghĩa.

c) Từ bảng phân bố xác suất của X hãy phát biểu một bài tốn thực tế có nội dung ăn khớp với các số liệu trong bảng phân bố xác suất của X.

Ý định sư phạm của đề kiểm tra.

Câu 1 là một bài tốn thực tế có lời văn giải bằng cách sử dụng các quy tắc tính xác suất.

Câu 2 là một bài toán thực tế mở tương đối đơn giản với hình thức chuyển đổi bài tốn nhưng giữ ngun số liệu và kết quả.

Hai câu hỏi này nhằm kiểm tra khả năng vận dụng toán học để giải các bài toán thực tế của HS sau khi được GV giảng dạy áp dụng biện pháp 2.

Bảng thống kê kết quả sau khi TN của nhóm TN 2 Nhóm

HS

HS

Mức độ thực hiện bài kiểm tra

Giỏi Trung bình trở lên Dưới trung bình

SL % SL % SL %

ĐC(11A1) 46 5 10,9 32 69,6 9 19.5

TN(11A6) 46 9 19,6 33 71,7 4 8,7

Biểu đồ thể hiện mức độ thực hiện bài kiểm tra của HS nhóm TN2 sau TN

Số học sinh

Thông qua bài kiểm tra với mức độ yêu cầu nâng cao hơn so với lần kiểm tra trước, HS lớp TN có kết quả cao hơn lớp ĐC.

Như vậy, việc sử dụng hợp lí các biện pháp khai thác nội dung thực tế trong dạy học XSTK ở trường THPT qua 5 tiết dạy đã thu được những kết quả nhất định, số HS tiếp thu kiến thức tốt hơn thể hiện qua bài kiểm tra với số điểm giỏi và khá đã nhiều hơn, số điểm kém đã giảm đi so với trước khi TN, cụ thể:

+ Nhóm TN 1

Nhóm Số

Mức độ thực hiện bài kiểm tra

Giỏi Trung bình trở lên Dưới trung bình

SL % SL % SL %

STN(10A1) 41 7 17,1 30 73,2 4 9,8

TTN(10A1) 41 4 9,8 29 70,7 8 19,7

Biểu đồ thể hiện mức độ thực hiện bài kiểm tra của HS nhóm TN1

Số học sinh

+ Nhóm TN 2.

Bảng thống kê kết quả sau khi TN của nhóm TN 2

Nhóm HS

Số HS

Mức độ thực hiện bài kiểm tra

Giỏi Trung bình trở lên Dưới trung bình

SL % SL % SL %

TTN(11A6) 46 5 10,9 32 69,6 9 19.5

STN(11A6) 46 9 19,6 33 71,7 4 8,7

Biểu đồ thể hiện mức độ thực hiện bài kiểm tra của HS nhóm TN2 sau TN

Số học sinh

Nhận xét:

Thông qua hai biểu đồ so sánh mức độ thực hiện bài kiểm tra của lớp TN trước và sau khi tiến hành TN ta thấy: Mặc dù bài kiểm tra sau khi TN mức độ yêu cầu cao hơn so với bài kiểm tra TTN, nhưng số lượng HS đạt điểm trung bình trở lên sau TN lại nhiều hơn, số lượng điểm giỏi tăng lên, số lượng HS có điểm dưới trung bình giảm đi đáng kể. Điều này cho thấy tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thử nghiệm sư phạm được tiến hành với bốn lớp (11A1, 11A6, 10A1, 10A5 trường THPT Phù Ninh). Sau q trình thử nghiệm chúng tơi rút ra một số kết luận sau:

- HS học tập chủ đề XSTK có khai thác nội dung thực tế một cách thoải mái và hứng thú học tập, ít căng thẳng, gia tăng ở HS khả năng kết nối các ý tưởng tốn học trước tình huống thực tiễn.

- Số lượng và mức độ các nội dung khai thác thực tế được đưa vào giảng dạy một cách phù hợp, có chú ý nâng cao dần tính tích cực và độc lập của HS, nên HS tiếp thu tốt hơn, tích cực tham gia học tập và đạt kết quả cao.

- Các số liệu đánh giá qua hai bài kiểm tra cho thấy: Kết quả học tập phần XSTK có khai thác nội dung thực tế của HS lớp TN rõ ràng cao hơn lớp ĐC. Bản thân lớp TN đã có những tiến bộ rõ rệt so với TTN (số điểm khá giỏi STN nhiều hơn, số điểm kém đã giảm đi so với TTN). Điều này cho thấy: Khai thác nội dung thực tế trong dạy học tốn nói chung và dạy học chủ đề XSTK nói riêng không những đảm bảo sự tiếp cận kiến thức theo suy diễn lơgic mà cịn nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS.

- Việc khai thác nội dung thực tế trong quá trình dạy học XSTK đã góp phần hình thành và rèn luyện cho HS ý thức cũng như năng lực giải quyết những bài tốn có nội dung thực tế, khả năng vận dụng tốn học vào cuộc sống.

Q trình TN cùng những kết quả rút ra sau TN cho thấy: mục đích TN đã được hồn thành, tính khả thi và hiệu quả của phương pháp phần nào đã được khẳng định.

Khai thác nội dung thực tế trong dạy học toán nhằm gia tăng ở HS khả năng kết nối các ý tưởng tốn học trước tình huống thực tiễn, nâng cao năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho HS đã và đang là một vấn đề góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục tốn học trong nhà trường phổ thơng giai đoạn hiện nay.

Theo hướng nghiên cứu này, khóa luận đã đạt được một số kết quả chính sau:

- Làm rõ vai trò của việc khai thác nội dung thực tế trong dạy học toán ở trường THPT đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay.

- Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chủ đề XSTK trong Chương trình mơn Tốn THPT cải cách hiện hành.

- Tìm hiểu thực trạng của việc dạy học chủ đề XSTK ở trường THPT với việc tăng cường khai thác nội dung thực tế.

- Nghiên cứu các dạng bài thi, cấu trúc đề thi đánh giá kiến thức tốn học phổ thơng của Chương trình quốc tế đánh giá học sinh PISA, tiếp cận cách ra đề thi đánh giá kiến thức mơn Tốn của HS theo PISA.

- Xác định các định hướng, các nguyên tắc làm căn cứ để từ đó xây dựng các biện pháp khai thác những nội dung thực tế trong dạy học XSTK ở trường THPT.

- Xây dựng các biện pháp khai thác nội dung thực tế trong dạy học XSTK ở trường THPT, góp phần làm gia tăng ở HS khả năng kết nối các ý tưởng tốn học trước tình huống thực tiễn. Trình bày những chỉ dẫn thực hiện các biện pháp đã đề xuất.

- Thử nghiệm sư phạm để minh họa tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.

Khai thác nội dung thực tế trong dạy học toán là một vấn đề lớn địi hỏi phải có thời gian nên chúng tơi mới dừng lại ở mức độ thử nghiệm nhằm bước đầu kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả của giả thuyết khoa học.

Với những kết quả nghiên cứu đã đạt được. Khóa luận là tài liệu tham khảo cần thiết cho sinh viên sư phạm toán và GV toán THPT quan tâm tới vấn đề khai thác nội dung thực tế trong dạy học toán.

Một phần của tài liệu Khai thác nội dung thực tế trong dạy học xác suất thống kê ở trường Trung học phổ thông (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w