Phân tích các điều kiện thực hiện trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội dưới chủ nghĩa tư bản.

Một phần của tài liệu on tap kinh te chinh tri.doc (Trang 63 - 67)

IV TƯ BẢN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

1.Phân tích các điều kiện thực hiện trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội dưới chủ nghĩa tư bản.

rộng tư bản xã hội dưới chủ nghĩa tư bản.

* Điều kiện thực hiện tái sản xuất giản đơn dưới chủ nghĩa tư bản.

Quá trình sản xuất dưới là quá trình kết hợp giữa sức lao động của công nhân làm thuê với tư liệu sản xuất của nhà tư bản đẻ sản xuất ra các sản phẩm xã hội. Sản phẩm xã hội là toàn bộ các sản phẩm được rạo ra trong nền kinh tế quốc dân và bao gồm 2 bộ phân là những tư liệu sản xuất để phục vụ cho quá trình táu sản xuất xã hội và những tư liệu tiêu dùng để phục vụ cho những quá trình táu sản xuất ra sức lao động của con người. Muốn cho quá trình sản xuất tiếp diễn thì bắt buộc phải tiêu dùng cả tư liệu sản xuất và cả những vật phẩm tiêu dùng.

Để nghiên cứu quá trình tiêu dùng các sản phẩm xã hội đó Mác là người đầu tiên đã chia nền sản xuất xã hội ra thành 2 khu vực

KV1 là khu vực sản xuất ra những tư liệu sản xuất KV2 la khu vực sản xuất ra những vật phẩm tiêu dùng

Mác kết luận rằng trong quá trình tái sản xuất xã hội thì cả 2 khu vực của nền kinh tế đều cần thiết phải tiêu dùng, cả tư liệu sản xuất lẫn vật phẩm tiêu dùng. Từ đó dẫn đến yêu cầu phải trao đổi sản phẩm giữa 2 khu vực.

Trong nền kinh tế tư bản quá trình tái sản xuất xã hội lạo diễn ra thông qua 2 mô hình đó là tái sản xuất giản đơn tư bản xã hội và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội.

ở mỗi một mô hình thì đòi hỏi phải có một điều kiện thực hiện (trao đổi) khác nhau. Đi sâu vào từng mô hình tái sản xuất Mác chỉ rõ

a) Tái sản xuất giản đơn tư bản xã hội. * Khái niệm

Tái sản xuất tư bản xã hội là quá trình sản xuất mà qui mô sản xuất của năm sau lặp lại đúng quy mô sản xuất của năm trước, toàn bộ phần m được tạp ra ở năm trước hay chu kỳ trước đều được sử dụng và nhu cầu cá nhân của nhà tư bản.

* Điều kiện thực hiện:

Để nghiên cứu và chỉ ra điều kiện thực hiện tái sản xuất giản đơn Mác đã đưa ra mô hình trao đổi qua một ví dụ cụ thể sau đây

Có 1 nhà tư bản có một số vốn là 80.00$ đầu tư vào quá trình sản xuất theo cấu tạp hữu cơ là 70.000$ tư liệu sản xuất, 10.000$ thuê sức lao động => thu được sau quá trình sản xuất 10.000$ m

Tổng giá trị sản xuất ra ở khu vực 1 là 90.000$ = C+V+M

ở khu vực 2 cũng có một nhà tư bản ứng ra một số vốn là 25.000$ và đầu tư vào sản xuất theo cấu tạo hữu cơ

20.000$ mua máy móc + 5.000$ thuê công nhân Sau quá trình sản xuất thu được m =5.000$ Và tổng giá trị ở khu vực 2 là 30.000$

ở khu vực 1 tồn tại dưới hình thức là tư liệu sản xuất, còn sản phẩm được sản xuất ra khu vực 2 tồn tại dưới hình thức tư liệu tiêu dùng.

Trong mô hình tái sản xuất giản đơn có nghĩa là ở khu vực q toàn bộ 10.000$ m bóc lột được sẽ được đem tiêu dùng hết cho nhu cầu cá nhân của nhà tư bản vì vậy ở khu vực 1 nhà tư bản phải đem 10.000$ m tồn tại dưới hình thức tư liễu để đổi lấy vật phẩm tiêu dùng ở khu vực 2. Đồng thời 10.000$ tiền lương của công nhân ở khu vực 1 cũng đang tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất, để tái sản xuất ở chu kỳ sau thì người công nhân cũng phải đem tiền lương của mình để đổi lấy vật phẩm tiêu dùng ở khu vực 2.

Còn 70.000C tồn tạo ở khu vực 1 dưới hình thức là tư liệu sản xuất, nhưng để tái sản xuất giản đơn ở năm sau thì khu vực 1 cũng cần đúng 1 khối lượng tư liêu sản xuất đúng như năm trước vì vật 70.000C được tiêu dùng ngay trong nội bộ khu vực 1.

Xem xét ở khu vực 2 Mác đi đến kết luận: toàn bộ sản phẩm khu vực 2 là 30.000$ được biểu hiện ở giá trị của những vật phẩm tiêu dùng như lương thực, đồ dùng thiết yếu cho cuộc sống… Xem xét ở khu vực 2 ta nhận thấy nếu qui mô sản xuất của năm sau lặp lại đúng qui mô sản xuất của năm trước thì có nghĩa là 5000 m bóc lột được hiện đang tồn tại dưới hình thức vật phẩm tiêu dùng sẽ được tiêu dùng trong nội bộ khu vực 2, để đáp ứng nhu cầu của nhà tư bản. Còn 5.000 v tồn tại dưới hình thức tiền lương của công nhân và nó cũng đang tồn tại dưới hình thức vật phẩm tiêu dùng vì vậy nó sẽ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người công nhân nhằm đáp ứng việc tái sản xuất ra sức lao động.

ở khu vực 2 còn lại 20.000c tồn tại dưới hình thức vật phẩm tiêu dùng nhưng để có thể tái sản xuất ở năm sau thì nó phải đem trao đổi với khu vực 1 để lấy máy móc thiết bị.

Từ những phân tích trên Mác rút ra điều kiện thực hiện trao đổi giữa 2 khu vực trong mô hình kinh tế giản đơn như sau:

I(v+m) = II C

Từ điều kiện cơ bản đó Mác diễn giải và đưa ra 2 công thức phái sinh : I(c+v+m) = II c+ Ic

ý nghĩa của công thức này về mặt kinh tế là: toàn bộ giá trị sản phẩm được tạo ra ở khu vực 1 tồn tạo dưới hình thức là tư liệu sản xuất phải đủ để đáp ứng nhu cầu bù đắp những tư liệu sản xuất đã hao phí ở cả 2 khu vực trong năm

I(v+m) + II (v+m) = II (C+v+m)

í nghĩa kinh tế của công thức này: toàn bộ giá trị sản phẩm được tạo ra ở khu vực 2 dưới hình thức là tư liệu tiêu dùng phải đủ để thoả mãn nhu cầu của nhà tư bản và công nhân về tư liệu tiêu dùng ở cả 2 khu vực trong năm.

b) Tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội. Khái niệm:

Tái sản xuất tư bản xã hội là quá trình sản xuất mà qui mô củ năm sau bao giờ cũng được mở rộng hơn qui mô sản xuất của năm trước. Phần sản phẩm thặng dư được tạo ra ở năm trước không đem tiêu dùng hết cho nhu cầu cá nhân của nhà tư bản mà được tiến hành tích luỹ để tái sản xuất mở rộng ở năm sau.

* Điều kiện thực hiện (hay trao đổi)

Để nghiên cứu điều kiện trao đổi trong tái sản xuất mở rộng Mác cũng đưa ra một mô hình với 1 ví dụ cụ thể sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ở khu vực 1 nhà tư bản đầu tư 80.000$ vào sản xuất với cấu tạo hữu cơ: 70.000c + 10.000v + 10.000 m = 90.000$ Tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất

Còn ở khu vực 2

15.000$ c+ 7.500v + 7.500m = 30.000$ Tồn tại dưới hình thức tư liệu tiêu dùng. Để tiến hành tái sản xuất mở rộng ở năm sau thình nhà tư bản không tiêu dùng toàn bộ phần m đã bóc lột được mà phân nó thành 2 bộ phận: 1 bộ phận để tích luỹ nhằm mở rộng sản xuất ở năm sau, 1 bộ phận để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhà tư bản.

Giả sử tỷ lệ này là 8:2 8.000$ tích luỹ

2.000$ tiêu dùng cho nhà tư bản

Bộ phận tư bản tích luỹ sẽ được dùng để mua thêm tư liệu sản xuất và thuê thêm sức lao động của công nhân để sử dụng tư liệu sản xuất đó. Giả sử cấu tạo hữu cơ của khu vực 1 là không đổi ta sẽ có 7.000$ để mua thêm c1 và 1.000$ để thuê công nhân v1 năm sau quá trình tái sản xuất ở khu vực 1 sẽ diễn ra

70.000c + 7.000 c1 + 10.000 v + 1.000 v1 + 2.000 m2 = 90.000

Để tái sản xuất ở năm sau thì nhu cầu tiêu dùng của nhà tư bản và công nhân ở khu vực 1 là vật phẩm tiêu dùng nhưng hiện tại tiền lương của công nhân cũ và công nhân mới và cả phần m tiêu dùng cho nhà tư bản lại đang tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất vì vậy nó phải đem đổi lấy vật phẩm tiêu dùng ở khu vực 2.

* Điều kiện thực hiện Tái sản xuất giản đơn I(v+m)= IIc

I (c+v+m) = I c + II c Sơ đồ khu vực I

4.000c + 1.000v + 1.000 m = 6.000 (tư liệu sản xuất) Sơ đồ khu vực II

2.000c + 500v + 500m = 3.000 (Tư liệu tiêu dùng) Tái sản xuất mở rộng I(v+m) > II c

-> Sơ đồ

KVI: 4.000c+ 1.000v + 1.000m = 6.000 (tư liệu sản xuất) KVII: 1.500c + 750v + 750 m = 3.000 (Tư liệu tiêu dùng)

Để nghiên cứu quá trình trao đổi sản phẩm giữa 2 khu vực trong điều kiện tái sản xuất mở rộng, Mác bắt đầu từ việc phân tích cơ cấu sản xuất ở khu vực I. Để táo sản xuất mở rộng thì 1.000 m ở khu vực I không đem tiêu dùng hết cho nhu cầu của nhà tư bản mà sẽ được trích một phần lập quỹ tích luỹ nhằm tái sản xuất mở rộng năm sau (giả sử tỷ lệ tích luỹ/ tiêu dùng là 50/50 thì 1.000m – 500m1 tích luỹ + 500m2 tiêu dùng.

Giả sử cấu tạo hữu cơ của khu vực 2 là không thay đổi do đó 500m1 được sử dụng 400 để mua thâm c1và 100 để thuê thâm công nhân mới để sử dụng tư liệu sản xuất mới đó

Từ đó cấu sản xuất của khu vực I sẽ thay đổi là:

(4.000c + 400c1) + (1.000v+ 100v1) + 500 m2 = 6.000 tư liệu sản xuất

vực 1 là vật phẩm tiêu dùng để sản xuất ra sức lao động nhưng khu vực I sản phẩm là toàn bộ tư liệu sản xuất để lấy vật phẩm tiêu dùng ở khu vực II bao gồm v+v1+m2 = 1.600.

Đến đây Mác xét khu vực II

ở khu vực II sản phẩm tạo ra 3000 dưới hình thức tư liệu tiêu dùng để tái sản xuất cho năm sau khu vực II cần phải có máy móc vì vậy 1.500 c ơ khu vực II tồn tại dưới hình thức tư liệu tiêu dùng là có nhu cầu trao đổi với khu vực I lấy tư liệu sản xuất. Nhưng nhu cầu của khu vực I là 1.600 vì vậy nhà tư bản ở khu vực II sẽ không tiêu dùng hết 750 m bóc lột được mà sẽ trích ra một phần (100) để đáp ứng nhu cần trao đổi của khu vực I và mua máy móc . Mua thêm máy móc mới đòi hỏi phái có công nhân để sử dụng máy móc đó vì vậy nhà tư bản khu vực II lại phải trích ra 50 m để thuê thêm công nhân tương ứng với cấu tạo hữu cơ của khu vực II như vậy nhu cầu tích luỹ của khu vực I sẽ dẫn đến đòi hỏi khu vực II cũng phải tích luỹ và cuối cùng nhà tư bản ở khu vực I chỉ còng 600m đem tiêu dùng cho bản thân.

Từ đó dẫn đến cơ cấu sản xuất ở khu vực II sẽ là: (1.500c+100c1) + 750v + 50 v1+ 600 m2 = 3.000

Mác đi đến kết luận về trao đổi sản phẩm giữa 2 khu vực của nền kinh tế trong điều kiện tái sản xuất mở rộng sẽ là

(v+v1 + m2)I = (c+c1)II

Câu hỏi: Thế nào là tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân? Trình bày nguyên tắc phân phối thu nhập quốc dân dưới chủ nghĩa tư bản?

* Bản chất của tổng sản phẩm xã hội

Lý luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin khẳng định tổng sản phẩm xã hội là toàn bộ những sản phẩm vật chất mà nền sản xuất xã hội đã sản xuất ra trong thời gian nhất định thông thường là 1 năm.

Tổng sản phẩm xã hội bao gồm toàn bộ sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất tạo ra và tổng sản phẩm xã hội bao gồm cả sản phẩm là tư liệu sản xuất và có sản phẩm là vật phẩm tiêu dùng.

Tổng sản phẩm xã hội nếu xét về mặt hiện vật thí nó bao gồm toàn bộ các sản phẩm vật chất được tạo ra ở các ngành sản xuất của nền kinh tế. Còn nếu xét về mặt giá trị thì tổng sản phẩm xã hội là tổng giá trị tính bằng tiền của tất cả các giá trị những sản phẩm mà nền kinh tế đã tạo ra trong thời kỳ nhất định thường tính 1 năm)

* Bản chất của thu nhập quốc dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Toàn bộ tổng sản phẩm xã hội mà nền kinh tế tạo ra trong một năm không phải là cái đem ra phân phối hết cho những nhu cầu của nền kinh tế. Mác cho rằng tổng sản phẩm xã hội sau khi khấu trừ đi những chi phí về tư liệu sản xuất thí phàn còn lại gọi là thu nhập quốc dân.

Thu nhập quốc dân là phần giá trị hay kết quả thực tế của nền sản xuất xã hội nó quyết định mức độ tích luỹ và tiêu dùng của toàn xã hội.

Thu nhập quốc dân bao gồm các sản phẩm cần thiết và sản phẩm thặng dư.

lao động duy trì khả năng lao động và đào tạo thế hệ lao động mới để thay thế cho những người lao động đã mất sức ra khỏi lực lượng lao động xã hội.

- Sản phẩm thặng dư cũng là một phần của tổng sản phẩm xã hội, nó do người lao động sáng tạo ra trong quá trình sản xuất. Sản phẩm thặng dư quyết định sự giàu nghèo của các quốc gia và xã hội càng phát triển thì sản phẩm thặng dư ngày càng lớn.

* Nguyên tắc phân phối thu nhập quốc dân dưới chủ nghĩa tư bản.

Lý luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin chỉ rõ tổng sản phẩm xã hội là toàn bộ giá trị của những sản phẩm mà nền kinh tế đã sản xuất ra được trong một thời kỳ nhất định thường tính là 1 năm. Phần tổng sản phẩm xã hội này trong quá trình phân phối cho các nhu cầu của nền kinh tế phải tuân theo nguyên tắc: trước hết phải khấu trừ một bộ phận để lập quỹ bù đắp những tư liệu sản xuất đã hao phí, thứ 2 lập quỹ tích luỹ để mở rộng sản xuất ở năm sau, thứ 3 lập quỹ dự phòng để đề phòng những biến cố, thiên tai, địch hoạ đối với nền kinh tế. Phần còn lại trước khi đem phân phối lại phải khấu trừ 1 bộ phận cho những chi phí quản lý nhà nước, phi phí quốc phòng an ninh, chi phí cho các nhu cầu về văn hoá, giáo dục, sức khoẻ cộng đồng, những chi phí bất thường. Phần cuối cùng còn lại mới đem phân phối lần đầu xảy ra giữa các giai cấp, nhà nước , các doanh nghiệp, người lao động. Kết thúc phân phối lần đầu diễn ra quá trình phân phối lại, quá trình này thông qua ngân sách nhà nước dưới các hình thức thuế, lệ phí, bảo hiểm và phát hành công trái.

Phân phối thông qua thị trường

Nhìn chung quá trình phân phối dưới chủ nghĩa tư bản sẽ tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước tư sản nhằm phục vụ cho bộ máy của giai cấp tư sản ngày càng tăng lên. Còn đối với người lao động giá trị sức lao động hay tiền công đã thấp nhưng dưới chủ nghĩa tư bản có rất nhiều những khoản thuế, lệ phí phải nộp. Tình trạng lạm phát của nền kinh tế tư bản cuối cùng đem lại lợi ích cho giai cấp tư sản và bất lợi cho những người lao động

CHƯƠNG 8 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN

Một phần của tài liệu on tap kinh te chinh tri.doc (Trang 63 - 67)