- Phân biệt Giá trị thặng dư siêu ngạch trong cạnh tranh và độc quyền:
b. Tư bản cố định vàTư bản lưu động:
Trong quá trình sản xuất, các bộ phận Tư bản có đặc điểm chu chuyển khác nhau, căn cứ vào phương thức chu chuyển Tư bản thì Tư bản được chia thành tư bản cố định và Tư bản lưu động.
- Tư bản cố định là bộ phận Tư bản tồn tại dưới hình thái máy móc, thiết bị, nhà xưởng... nó tham gia toàn bộ quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chuyển dần vào sản phẩm theo số năm sử dụng. Trong quá trình sử dụng tư bản cố định bị hao mòn. Có hai hình thức hao mòn: Hao mòn hữu hình là do sử dụng vào sản xuất và tác động của tự nhiên, hao mòn vô hình là do phát triển của khoa học công nghệ, máy móc mới hiện đại hơn làm cho máy móc cũ bị mất giá trong khi vẫn đang sử dụng.
Để khôi phục lại tư bản cố định cả về hiện vật và giá trị phải trích lập khấu hao, khấu hao phải phản ánh được hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
- Tư bản lưu động là bộ phận tư bản dưới hình thái nguyên vật liệu và giá trị sức lao động, nó tham gia vào quá trình sản xuất nhưng giá trị chuyển ngay một lần vào sản phẩm, sau quá trình sản xuất được trả lại dưới hình thức tiền tệ.
* Lưu ý: Phân biệt hai cặp phạm trù:
(1) Tư bản bất biến và tư bản khả biến. (2) Tư bản cố định và tư bản lưu động. - Giống nhau:
Đều là bộ phận của tư bản sản xuất vì chỉ trong quá trình sản xuất mới diễn ra quá trình hình thành và chu chuyển giá trị.
- Khác nhau:
+ Căn cứ phân chia:
Của (1) là tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá. Của (2) là phương thức chu chuyển của tư bản.
+ Mục đích ý nghĩa phân chia:
Của (1) là nhằm vạch rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư là do V.
Của (2) là là để phục vụ quá trình quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tư bản. + Cấu thành:
Tư bản cố định là một bộ phận của tư bản bất biến (Bộ phận C1 - Tư liệu lao động).
Tư bản lưu động lại bao gồm một bộ phận của tư bản bất biến (Bộ phận C2 - Đối tượng lao động) và tư bản khả biến.