Phân tích các loại địa tô dưới chủ nghĩa tư bản?

Một phần của tài liệu on tap kinh te chinh tri.doc (Trang 59 - 63)

IV TƯ BẢN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

2. Phân tích các loại địa tô dưới chủ nghĩa tư bản?

và địa tô tuyệt đối)

* Kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tư bản làm xuất hiện 2 loại hình địa tô cơ bản đó là địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối.

a) Địa tô chênh lệch:

- Khái niệm: địa tô chênh lệch là khoản địa tô thu được do có sự khác nhau về độ màu mỡ của đất đai, vị trí của ruộng đất so với thị trường tiêu thụ sản phẩm và do kết quả đầu tư thâm canh trên ruộng đất mà có.

- Đặc điểm kinh doanh nông nghiệp: kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp là kinh doanh trên ruộng đát mà ruộng đất, số lượng thì có hạn và tính chất hoặc độ màu mỡ không giống nhau trong đó có ruộng tốt, ruộng trung bình, ruộng xấu mà theo CMác chủ yếu ruộng đất trong nông nghiệp chủ yếu là ruộng xấu vì kinh doanh trong nông nghiệp là bóc lột đất đai, hơn nữa ruộng đát là sản phẩm của tự nhiên vì vậy vị trí của nó so với thị trường tiêu thụ sản phẩm được hình thành cố định ngay từ khi xuất hiện.

Kinh doanh trong nông nghiệp có một đặc điểm khác với kinh doanh trong công nghiệp đó là đặc điểm về hình thành giá cả nông phẩm:

+ Giá cả hàng hoá công nghiệp phẩm như đã nghiên cứu bao giờ cũng được hình thành bởi điều kiện sản xuất trung bình của tất cả những người sản xuất và cung ứng sản phẩm ra thị trường và Mac đã khẳng định giá trị thị trường của sản phẩm công nghiệp là lượng lao động mang tính xã hội cần thiết của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá.

Nhưng ngược lại kinh doanh trong nông nghiệp là kinh doanh ruộng đất mà ruộng đất thì tính chất và độ màu mỡ khác gần ruộng tốt, ruộng trung bình và ruộng xấu. Nếu giá trị nông phẩm cũng được xác định như giá trị của hàng hoá công nghệ phẩm có nghĩa là nó được quyết định bởi điều kiện sản xuất trung bình trên ruộng đất thì sẽ không có một nhà tư bản nào kinh doanh trên ruộng xấu (mà ruộng xấu lại là chủ yếu). Vì vậy giá cả nông sản phẩm bao giờ cũng được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất vì:

. Dù kinh doanh trên ruộng đát xấu thì các nhà tư bản cũng phải đảm bảo có doanh lợi (lãi) vì vậy nếu giá cả nông phẩm được quyết định bởi điều kiện sản xuất trung bình thì sẽ mâu thuẫn với mục đích kinh doanh của các nhà tư bản.

. Nhu cầu nông sản ngày cáng phát triển vì tốc độ phát triển dân số do đó đòi hỏi phải kinh doanh trên tất cả ruộng đất mới đủ khối lượng nông phẩm.

. Ruộng đất là tư liệu sản xuất của nông nghiệp và nó đã có chủ sở hữu ngay từ đầu vì vậy đã ngăn cản các nhà tư bản chuyển từ kinh doanh ruộng xấu sang trung bình hoặc tốt. Từ những lý do đó khẳng định rằng giá cả nông phẩm chỉ có thể quyết định bởi điều kiện sản xuất ở ruộng xấu, có như vậy mới có quá trình sản xuất kinh doanh của các nhà sản xuất tư bản trong nông nghiệp.

- Các loại địa tô chênh lệch

Địa tô chênh lệch được chia làm 2 loại đó là

Địa tô chênh lệch một: đó là địa tô thu được ở những ruộng đát có độ màu mỡ trung bình và tốt so với kinh doanh trên ruộng xấu và thu được do vị trí ruộng đất gần thị trường tiêu thụ.

Sở dĩ những người kinh doanh trên ruộng tốt và trung bình thu được địa tô chênh lệch một bởi vì do độ màu mỡ của ruộng đất tốt lớn hơn ruộng loại xấu vì vậy năng suất

và sản lượng cao hơn do đó cùng một lượng vốn đầu tư thì hiệu quả kinh doanh trên ruộng tốt và trung bình sẽ cao hơn so với ruộng xấu. Giá cả nông phẩm được quyết định bởi điều kiện sản xuất là ruộng xấu vì vậy khoảng chênh lệch do sự khác nhau về độ màu mỡ đất đai sẽ hình thành ra lợi nhuận siêu ngạch và chuyển hoá ra lợi nhuận siêu ngạch. đồng thời kinh doanh trên ruộng đát là để tạo ra nông phẩm đem bán vì vậy vị trí của ruộng đất so với thì trường tiêu thụ sản phẩm sẽ tạo ra những lợi thế khác nhau cho các chủ thể: người kinh doanh ở những ruộng đất gần thị trường sẽ giảm bớt được một phần chi phí lưu thông so với kinh doanh ở ruộng xa, khoản chênh lệch đó cũng chính là lợi nhuận siêu ngạch và nó chuyển hoá thành địa tô chênh lệch một.

+ Địa tô chênh lệch 2: Đây là địa tô thu được nhờ có quá trình đầu tư thâm canh trên ruộng đất.

Đầu tư thâm canh trong nông nghiệp có nghĩa là ứng thâm một lượng vốn nhất định vào một diện tích canh tác để cải tạo độ màu mỡ của đất đai và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho kinh doanh nông nghiệp vì vậy sản lượng trên một đơn vị diện tích sau khi đầu tư thâm canh sẽ cao hơn so với trước. Khi hợp đồng thuê ruộng giữa tư bản kinh doanh với địa chủ còn hiệu lực thì kết quả của đầu tư thâm cánh sẽ thuộc về nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp nhưng khi hợp đồng thuê ruộng đã kết thúc hiệu quả của đầu tư thâm canh vẫn còn phát huy tác dung nhưng phần đó sẽ bị địa chủ chiếm đoạt để nâng mức địa tô cao hơn khi cho nhà tư bản khác thuê ruộng. Từ đó dẫn đến một hiện tượng trong xã hôi tư bản địa chủ chỉ muốn cho thuê ruộng thời gian ngắn còn nhà tư bản trong thời gian thuê ruộng tìm mọi cách vắt kiệt đất đai.

Kết luận:

Từ việc phân tích bản chất, đặc điểm và các loại hình địa tô chênh lệch Mác kết luận địa tô chênh lệch dưới chủ nghĩa tư bản được hình thành do có sự độc quyền kinh doanh trên ruộng đất.

b) Địa tô tuyệt đối:

Khi nghiên cứu địa tô chênh lệch giả định nhà tư bản kinh doanh trên ruộng xấu không phải nộp tô cho địa chủ nhưng trong thực tiễn dưới Chủ nghĩa tư bản dù kinh doanh trên ruộng tốt, trung bình hoặc xấu một khi đại chủ đã nhường quyền sử dụng ruộng đát cho tư bản kinh doanh nông nghiệp thì dứt khoát hắn sẽ thu địa tô. Vậy kinh doanh trên ruộng đát xấu lấy đâu ra lợi nhuận siêu ngạch để nộp cho địa chủ?

Về vấn đề này CMác đã chỉ rõ kinh doanh trong nông nghiệp có đặc điểm luôn luôn lác hậu hơn so với công nghiệp vả về kỹ thuật lẫn về mặt kinh tế, điều đó được thể hiện ở chỗ cấu tạo hữu cơ trong nông nghiệp bao giờ cũng thấp hơn cấu tạo hữu cơ trong công nghiệp, do đó nếu có cùng một lượng vốn như nhau, có cùng một trình độ bóc lột như nhau thì đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhà tư bản sẽ thu được nhiều giá trị thặng dư hơn đầu tư vào công nghiệp. Khoản chênh lệch giữa giá trị thặng dư của Công nghiệp so với nông nghiệp nếu như trong lĩnh vực công nghiệp thì sẽ được đem bình quân hoá cho tất cả các nhà tư bản. Nhưng trong nông nghiệp do có sự độc quyền về sở hữu đối với đất đai nên đã ngăn cản việc di chuyển tư bản của các nhà tư bản khác vào nông nghiệp vì vậy phần chênh lệch này được giữ lại trong lĩnh vực nông nghiệp dưới hình thức lợi nhuận siêu ngạch và chuyển hoá thành địa tô tuyệt đối và trả cho chủ ruộng. Từ phân tích đó Mác đi đến kết luận về bản chất của địa tô tuyệt đối như sau: Địa tô tuyệt đối là địa tô

thu được do (có sự khác nhau về cấu tạo hữu cơ giữa tư bản kinh doanh) lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, được hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp, nó là số chênh lệch giữa giá trị của nông sản so với giá cả sản xuất chung. Từ phân tích C Mác nhấn mạnh địa tô tuyệt đối dưới chủ nghĩa tư bản được hình thành do có chế độ đốc quyền về sở hữu đối với ruộng đất.

Thiếu nghỉ tết Phần sau

CHƯƠNG VII TÁI SẢN XUẤT TƯ BẢN XÃ HỘI

Một phần của tài liệu on tap kinh te chinh tri.doc (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w