Hình thức của địa tô: Hai hình thức

Một phần của tài liệu on tap kinh te chinh tri.doc (Trang 45 - 47)

- Phân biệt Giá trị thặng dư siêu ngạch trong cạnh tranh và độc quyền:

b) Hình thức của địa tô: Hai hình thức

b1) Địa tô chênh lệch:

- Sự hình thành địa tô chênh lệch:

+ Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, gía cả sản xuất chung là được qui định bởi điều kiện sản xuất xấu nhất (xem hình thành lượng giá trị III3c)

+ Trên ruộng đất tốt và trung bình có năng suất cá biệt cao, chi phí cá biệt thấp cho nên lợi nhuận siêu ngạch nộp cho chủ ruộng thành địa tô chênh lệch.

* Vậy: Địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp phải nộp cho chủ ruộng, đó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất xấu nhất với giá cả sản xuất cá biệt trên diện tích đất tốt và trung bình.

- Ví dụ: Có 3 thửa ruộng tốt, trung bình, xấu, tư bản đầu tư ngang nhau là 100 (C+V), tỷ suất lợi nhuận bình quân là 20% nhưng do sản lượng trên ruộng đất tốt, trung bình cao nên thu được địa tô chênh lệch.

Loại ruộng C+V Lợi nhuận bình quân Sản lượng Giá cả sản xuất cá biệt Giá cả sản xuất chung R± Σ 1 tạ 1 tạ Σ Tốt 100 20 6 tạ 120 20 30 180 + 60 Trung bình 100 20 5 tạ 120 24 30 150 +30 Xấu 100 20 4 tạ 120 30 30 120 0

- Hai loại địa tô chênh lệch:

+ Địa tô chênh lệch I: là địa tô thu được do điều kiện tự nhiên mang lại như ruộng đất màu mỡ gần nơi tiêu thụ.

+ Địa tô chênh lệch II: Là do đầu tư thâm canh tăng năng suất có lợi nhuận siêu ngạch. Trong thời hạn hợp đồng thì lợi nhuận siêu ngạch thuộc về nhà tư bản kinh doanh, hết hạn hợp đồng thì thuộc về chủ ruộng.

b2) Địa tô tuyệt đối:

- Khi nghiên cứu địa tô chênh lệch sử dụng phương pháp trừu tượng hoá giả định rằng ruộng đất xấu không thu được địa tô. Nhưng thực tế dù là đất xấu hay tốt nhà tư bản kinh doanh đều phải tuyệt đối nộp tô cho chủ ruộng, đó là địa tô tuyệt đối.

*Vậy: Địa tô tuyệt đối là lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh nộp cho chủ ruộng. Đó là hiệu số giữa giá trị của hàng hoá với giá cả sản xuất chung, do cấu tạo hữu cơ trong nông nghiệp luôn thấp hơn cấu tạo hữu cơ trong công nghiệp.

- C/V trong nông nghiệp thấp hơn C/V trong công nghiệp (nông nghiệp lạc hậu hơn công nghiệp) vì do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ruộng đất có hạn, do độc quyền tư hữu và độc quyền kinh doanh đã ngăn cản tư bản di chuyển vào nông nghiệp.

- Nếu tỷ suất lợi nhuận ngang nhau mà C/V nông nghiệp thấp hơn công nghiệp thì trong nông nghiệp thu được một khối lượng giá trị thặng dư lớn hơn trong công nghiệp, vì vậy ngoài phần lợi nhuận bình quân thì luôn có lợi nhuận siêu ngạch nộp cho chủ ruộng, thành địa tô tuyệt đối.

Ví dụ: Tư bản công nghiệp, tư bản nông nghiệp đầu tư ngang nhau 100 (C+V), m' = 100%, tỷ suất lợi nhuận bình quân bằng 20% nhưng do C/V trong nông nghiệp là 6/4 thấp hơn C/V trong công nghiệp là 8/2 vì vậy trong nông nghiệp luôn có lợi nhuận siêu ngạch và ổn định lâu dài, cụ thể:

+ Công nghiệp (C/V = 8/2)

Giá trị = 80C + 20V + 20m = 120 + Nông nghiệp (C/V = 6/4)

Giá trị = 60C + 40V + 40m = 140

+ Giá cả sản xuất = K + Lợi nhuận bình quân = 120

+ Lợi nhuận siêu ngạch = 140 - 120 = 20, khi nộp cho chủ ruộng nó là địa tô tuyệt đối.

Một phần của tài liệu on tap kinh te chinh tri.doc (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w