II. ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1. Đánh giá chung về các loại cổ phiếu niêm yết trong giai đoạn gần đây
gần đây
Hiện nay, tính đến thời điểm cuối tháng 4 năm 2006, trên thị trường tập trung –HoSTC đã có cả thảy 36 loại hàng hóa khác nhau (cổ phiếu phổ thông và chứng chỉ quỹ đầu tư). Đó là:
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGF) Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa (BBC)
Công ty cổ phần bông Bạch Tuyết (BBT) Công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn (BPC)
Công ty cổ phần bê tông 620-Châu Thới (BT6) 59
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Bình Triệu (BTC) Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long (CAN)
Công ty cổ phần Hóa An (DHA)
Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng (DPC)
Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh XNK Bình Thạnh (GIL) Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển (GMD)
Công ty cổ phần giấy Hải Phòng (HAP)
Công ty cổ phần xây lắp bưu điện Hà Nội (HAS) Công ty cổ phần vận tải Hà Tiên (HTV)
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô (KDC) Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Khánh Hội (KHA) Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Long An (LAF) Công ty cổ phần hàng hải Hà Nội (MHC)
Công ty cổ phần gạch ngói Nhị Hiệp (NHC)
Công ty cổ phần chế biển thực phẩm Kinh Đô miền Bắc (NKD) Công ty cổ phần cơ khía xăng dầu (PMS)
Công ty cổ phần văn hóa Phương Nam (PNC) Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE)
Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông (SAM)
Công ty cổ phần hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu (SAV) Công ty cổ phần nhiên liệu Sài Gòn (SFC)
Công ty cổ phần khách sạn Sài Gòn (SGH)
Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam (SSC) Công ty cổ phần Transimex-SaiGon (TMS)
Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Thiên Nam (TNA) Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn (TRI)
Công ty cổ phần thủy sản số 4 (TS4)
Công ty cổ phần dây và cáp điện Taya (TYA) Công ty cổ phần VinaMilk (VNM)
Chứng chỉ quỹ đầu tư Việt Nam (VFMVF1) Công ty cổ phần viễn thông VTC (VTC)
Trước tình hình khan hiếm hàng như hiện nay, và hiện đang có 102 doanh nghiệp xin cấp phép niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch, trong nửa cuối năm 2006 này, thị trường sẽ còn được mở rộng hơn nữa, cả về chiều rộng cũng như chiều sâu.
Trong các loại cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư đang niêm yết này, có những cổ phiếu luôn nằm trong top “nóng”, liên tục tăng giá và chính là tác nhân châm ngòi nổ, dẫn đầu cho cơn lốc tăng giá mạnh mẽ của thị trường trong kỳ vừa qua. Có thể kể đến như: REE, SAM, DHA, VTC, TYA… Các đợt phát hành thêm, chi trả cổ tức cho năm trước đã là các luồn thông tin tốt (good news) ảnh hưởng trực tiếp đến cơn sốt tăng giá và những cuộc rượt đuổi ngoạn mục mà dường như chưa có điểm dừng. Bên cạnh đó, rất nhiều các cổ phiếu khác giao dịch khá chững hoặc có tăng nhưng không tăng mạnh cũng bùng phát trong kỳ vừa qua như SAV, PMS, BPC, TRI, ….Nhóm các cổ phiếu vốn được xem là “blue chip” như VNM, REE, SAM, GMD… kỳ vừa qua đã chuyển sang giai đoạn cân bằng.
Cùng với sự giao dịch sôi động của thị trường, người đầu tư nước ngoài cũng gia tăng khối lượng giao dịch, do ảnh hưởng của quyết định tăng lượng cổ phần có thể nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài tại VN.
Nhìn chung, trong thời gian gần đây, các cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết đều có xu hướng tưng giá theo xu hướng chung của toàn thị trường. Tuy nhiên với tốc độ tăng nhanh như hiện nay, bản thân các cổ phiếu và chứng chỉ quỹ luôn tiềm ẩn những rủi ro rất lớn, có thể “ngã ngựa” bất cứ lúc nào. Vì vậy, tuy mục tiêu của việc quản lý có thể khác nhau nhưng điều kiện cần của các nhà quản lý danh mục đầu tư chuyên nghiệp là phải lựa chọn được các cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ “tốt một cách tương đối” vào danh sách lựa chọn hàng hóa cho danh mục của mình. Điều này được cụ thể hóa bằng việc các cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ đó phải hội tụ
được nhiều tiêu chí tốt như EPS cao, PE thấp, tiềm năng tăng trưởng cao, được giới đầu tư “tin tưởng” trên thị trường,…
Trong chuyên đề này, tôi sẽ lựa chọn vào danh sách các cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đã có thời gian được niêm yết trên sàn đủ dài để có thể phân tích, đó là: nhóm 1 gồm AGF, REE, SAM, GMD, SAV, nhóm 2 gồm VF1, PNC, LAF, BT6, BBC.