Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàngth ơng mại.

Một phần của tài liệu Vận dụng công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp.doc (Trang 41 - 52)

- Tiềm lực vốn tạo ra uy tín:

2.1.3. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàngth ơng mại.

mại.

Rủi ro trong kinh doanh tồn tại trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng có nhiều điểm khác biệt với các ngành kinh doanh khác cả về nguyên nhân cũng nh về mức độ.

Rủi ro trong kinh doanh đợc hiểu là những thiệt hại trong kinh doanh có thể có nằm ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị kinh doanh. Từ khái niệm trên, chúng ta cần lu ý một số điểm sau:

Thứ nhất: Không đợc coi tất cả các thiệt hại trong kinh doanh là rủi ro trong kinh doanh. Chỉ có những thiệt hại nằm ngoài khả năng kiểm soát trong quá trình kinh doanh mới có thể đợc coi là rủi ro trong kinh doanh. Có nhiều

ngời trong thực tiễn rất hay đánh đồng khái niệm này với khái niệm thất thoát trong kinh doanh. Cần nhớ rằng hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau nhng có thể cộng hai khái niệm này thành khái niệm về thiệt hại trong kinh doanh có nghĩa là:

Thiệt hại trong KD = Rủi ro trong KD + Thất thoát trong KD

Thứ hai: Mức độ rủi ro phụ thuộc nhiều vào trình độ quản lý thực có của đơn vị. Không thể coi rủi ro là những hoạt động bất khả kháng, coi rủi ro là điều không thể tránh khỏi và để nó tự vận động. Cũng có nghĩa là rủi ro không nằm ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị kinh doanh. Rủi ro có thể hạn chế khi tăng cờng khả năng kiểm soát của đơn vị mà điều này lại phụ thuộc chủ yếu vào trình độ quản lý của đơn vị kinh doanh.

Thứ ba: Rủi ro có nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, có rủi ro bất khả kháng và rủi ro tự nhiên,, nhng dù là loại rủi ro nào đều có khả năng phòng ngừa, tuy phơng pháp có thể khác nhau.

Ngoài các rủi ro giống nh các ngành kinh doanh khác gặp phải nh : Thiên tai, địch họa, mất mát, nhầm lẫn... Do các đặc điểm riêng có của mình ngân hàng thờng gặp các rủi ro sau đây:

Rủi ro về hoạt động kinh doanh tín dụng:

Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng, nó thờng chiếm phần lớn trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng cả về khối l- ợng công việc cũng nh về mức độ tạo doanh lợi. Tỷ lệ thuận với nó là mức độ rủi ro trong nghiệp vụ này chiếm phần lớn trong tổng mức rủi ro hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì các lý do sau đây:

Thứ nhất: Ngoài các rủi ro nh các ngành kinh tế khác. Ngân hàng còn bị rủi ro ngay cả khi đơn vị kinh tế có quan hệ tín dụng với ngân hàng bị rủi ro. Khi các đơn vị kinh tế vay vốn của ngân hàng gặp rủi ro dẫn đến làm ăn thua lỗ và không có khả năng trả nợ vốn vay cho ngân hàng. Nh vậy ngân hàng đã gặp rủi ro khi khách hàng của mình bị rủi ro. Rõ ràng khả năng gặp

rủi ro của ngân hàng đã đợc nhân lên gấp đôi.

Thứ hai: Khi đầu t tín dụng (cho vay) có nghĩa là ngân hàng đã trao quyền sử dụng tiền cho khách hàng. Mà khả năng kiểm soát quá trình sử dụng tiền của ngân hàng là rất khó khăn bởi tính phức tạp của việc sử dụng tiền vay. Lúc này hoạt động của ngân hàng nh: "đem con bỏ chợ". Tiền ở trong "túi" mình còn có thể gặp rủi ro nữa là nó đã ra khỏi tay của mình. Sự kiểm soát của ngân hàng chỉ có giới hạn nên yếu tố rủi ro luôn thờng trực đối với nghiệp vụ này.

Thứ ba: Tiền là sản phẩm của ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng nhng nó lại là mục đích của ngời vay khi đến ngân hàng vay vốn. Một số doanh nghiệp làm ăn không đúng đắn khi vay đợc vốn là đã thực hiện đợc mục tiêu của mình, họ không những chỉ muốn sở hữu quyền sử dụng đồng tiền của ngân hàng giao cho mà còn muốn chiếm đoạt luôn quyền sở hữu chúng. Với loại doanh nghiệp này rủi ro phát sinh ngay từ khi ngân hàng bắt đầu thực hiện nghiệp vụ tín dụng đối với họ.

Rủi ro về lãi suất:

Rủi ro về lãi suất là loại rủi ro mang tính xã hội. Không chỉ có ngân hàng mới gặp phải loại rủi ro này. Lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng đợc xem nh là loại giá cả của hàng hóa - tiền. Cũng nh mọi loại hàng hóa khác loại rủi ro về giá cả lên xuống bất thờng trong việc kinh doanh theo cơ chế thị trờng là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, rủi ro về lãi suất - giá cả trong hoạt động kinh doanh ngân hàng lại có nguy cơ sâu sắc hơn cả về mức độ và khả năng phòng ngừa bởi các nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất: Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngân hàng lấy tiền làm "nguyên liệu" chính và tiền cũng là sản phẩm chính của ngân hàng. Tiền tệ là loại hàng hóa mang tính xã hội hóa rất cao - mà giá cả của hàng hóa tiền tệ của ngân hàng đợc thể hiện qua lãi suất. Nếu đồng tiền mất giá thông thờng lãi suất ngân hàng cả vốn huy động và cho vay ra đều đợc ấn định ở mức cao

và khi nền kinh tế ổn định hay nói cách khác là đồng tiền ổn định thì lãi suất đợc ấn định ở mức thấp. Chính yếu tố xã hội hóa cao của loại "nguyên liệu"- tiền của ngân hàng làm tăng mức độ rủi ro của ngân hàng vì rất khó kiểm soát đợc biến động lãi suất của dịch vụ ngân hàng.

Thứ hai: Với các sản phẩm của ngành kinh doanh khác, việc tìm ra qui luật về biến động giá cả của hàng hóa tơng đối dễ. Còn trong lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng không phải lúc nào cũng tìm ra đợc qui luật biến động giá cả của dịch vụ ngân hàng. Điều đó làm cho rất khó quyết định mức giá cho phù hợp với hoạt động kinh doanh.

Thứ ba: Thông thờng các ngành kinh tế có thời gian thực hiện sản phẩm tơng đối ngắn nên yếu tố biến động giá có thể điều chỉnh đợc ngay. Với dịch vụ của ngân hàng thì thời gian thực hiện thờng là rất dài. Việc ấn định giá lại đợc thực hiện ngay từ đầu quá trình thực hiện dịch vụ. Do thời gian thực hiện dịch vụ ngân hàng kéo dài nên trong thời gian đó việc biến động giá là điều rất dễ xảy ra và nguy cơ về rủi ro cũng đợc nhân lên cùng với thời gian thực hiện dịch vụ.

Rủi ro tỷ giá:

Giống nh rủi ro lãi suất, rủi ro về tỷ giá cũng thuộc loại rủi ro mang tính xã hội hóa cao. Thậm chí còn cao hơn cả loại rủi ro về lãi suất. Bởi lẽ, phần lớn nguyên ngân gây nên rủi ro về lãi suất thờng mang tính "nội bộ" trong nớc. Rủi ro về tỷ giá có nguyên nhân trong phạm vi rộng hơn, mức độ ảnh hởng lớn hơn.

Ngày nay không ai phủ nhận quan hệ quốc tế trong hoạt động kinh tế. Việc sử dụng đồng tiền nớc ngoài trong quan hệ thanh toán quốc tế đã trở thành phổ biến, rộng khắp. Chính nguyên nhân kinh tế đã làm thay đổi giá trị đồng tiền của mỗi nớc và là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ giá giữa các đồng tiền bị thay đổi. Đặc biệt các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu bị ảnh hởng trớc sau đó mới lan truyền sang các ngành kinh tế khác. Trên hết là sự ảnh h-

ởng của tỷ giá tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng,vì ngân hàng là trung tâm thanh toán của toàn xã hội.Với một đơn vị kinh doanh bị rủi ro về tỷ giá đã là rất lớn trong khi ngân hàng thực hiện thanh toán cho rất nhiều đơn vị do vậy mức độ rủi ro của ngân hàng cao hơn rất nhiều. Ngoài rủi ro về tỷ giá trong thanh toán ngân hàng còn chịu rủi ro về tỷ giá do một lợng vốn lớn của ngân hàng đợc dự trữ hoặc cho vay bằng ngoại tệ.

Rõ ràng rủi ro về tỷ giá là rất lớn, khó lờng và hậu quả cũng là rất lớn. Muốn hạn chế loại rủi ro này không có cách nào khác là phải mở rộng tầm hiểu biết trong kinh doanh quốc tế, phân tích chính xác, nhanh nhạy các biến động trên thị trờng tài chính quốc tế để có khả năng nhận rõ đợc xu hớng vận động của tỷ giá mới có khả năng hạn chế đợc loại rủi ro này.

Rủi ro về thừa, thiếu vốn thanh toán trong kinh doanh:

a) Rủi ro do thừa vốn thanh toán:

Đối với các ngành kinh doanh khác thì việc thừa vốn thật dễ chịu, vốn của các doanh nghiệp thờng là vốn tự có hoặc vốn vay. Nếu thừa vốn tự có thì chuyển qua tích luỹ vì đó là vốn của bản thân của chủ sở hữu doanh nghiệp. Nếu thừa vốn mà doanh nghiệp đang vay thì đem trả ngời cho vay. Vấn đề về rủi ro do thừa vốn đối với các doanh nghiệp ngoài ngân hàng thờng khó xảy ra. Đối với các ngân hàng, vốn của ngân hàng chủ yếu là vốn đi vay để cho vay, việc huy động vốn nhiều mới tạo ra đợc quĩ cho vay lớn. Nếu ngân hàng không cho vay ra đợc thì tồn quĩ nghiệp vụ tăng lên, trong khi ngân hàng vẫn phải trả lãi tiền gửi của khách hàng cả số tiền ở quĩ nghiệp vụ không cho vay ra đợc, dẫn đến thiệt hại trong kinh doanh. Rõ ràng rủi ro loại này có nguyên nhân chủ quan của ngân hàng trong việc kế hoạch hóa hoạt động kinh doanh của mình. Xử lý vấn đề này không còn cách nào khác là phải tăng cờng công tác kế hoạch hóa của ngân hàng. Phối kết hợp tốt giữa khâu huy động vốn và sử dụng vốn luôn đảm bảo cân đối mới mong hạn chế đợc loại rủi ro này.

Thừa vốn đã gây khó khăn cho ngân hàng thì việc thiếu vốn còn tệ hại hơn nhiều. Rủi ro thiếu vốn không thể lờng hết mức độ do nó gây ra. Bởi vì, vốn của ngân hàng phần lớn là vốn huy động (vay) của xã hội để cho vay ra. Nếu thiếu vốn trong thanh toán,ngân hàng không thể thanh toán cho khách hàng khi họ có nhu cầu rút tiền. Nếu với các ngành kinh tế khác thì việc thanh toán chỉ là một phần vốn của đơn vị không khó khăn lắm trong việc khất nợ với khách hàng (dù rằng không nên kéo dài và thờng xuyên). Nhng với hoạt động ngân hàng, khi một khách hàng bị khất nợ sẽ kéo theo hàng loạt khách hàng đổ xô đến ngân hàng để rút tiền. Điều gì sẽ xảy ra khi đó mà khả năng cao nhất có thể xảy ra đó là tuyên bố mất khả năng thanh toán và phá sản. Nh vậy loại rủi ro này rất nguy hiểm, khó lờng hết đợc hậu quả. Loại rủi ro này thậm chí còn nguy hiểm hơn cả loại rủi ro bất khả kháng do thiên tai, địch họa gây ra bởi lẽ với các loại rủi ro đó ngân hàng vẫn còn khả năng phục hồi, còn với loại rủi ro do thiếu vốn thanh toán thì khả năng xấu nhất của một doanh nghiệp có thể xảy ra.

Để hạn chế loại rủi ro này không thể bằng cách huy động vốn rồi để ở quĩ thanh toán nhiều cho an toàn, cũng giống nh loại rủi ro do thừa vốn, rủi ro do thiếu vốn cần phải đa công tác kế hoạch hóa nguồn vốn và sử dụng vốn lên một bớc. Việc cân đối vốn phải đợc thực hiện thờng xuyên mới hạn chế đợc loại rủi ro này.

Trên đây là những loại rủi ro chính thờng hay gặp và chiếm phần lớn trong tổng mức rủi ro của ngân hàng. Ngoài ra, còn có nhiều loại rủi ro khác gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Những vấn đề nêu trên cho thấy những khó khăn to lớn mà ngân hàng cần phải tìm cách vợt qua. Chính công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại là công cụ hữu hiệu để các ngân hàng vợt qua những khó khăn và phát triển hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trờng.

2.2.Công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại qua các giai đoạn phát triển của ngân hàng.[1,5-30],[48,32-33]

Việc áp dụng công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng có chậm hơn việc áp dụng vào các ngành kinh tế khác. Phải tới những năm cuối của thập niên 60 thế kỷ này công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại mới bắt đầu đợc ứng dụng ở các ngân hàng Châu Âu. Khi đó các ngân hàng nằm dới sự kiểm soát chặt chẽ và phải tuân theo qui định gắt gao của Nhà nớc. Ngân hàng Trung ơng qui định phạm vi hoạt động của các ngân hàng thơng mại trong những giới hạn chật hẹp.

Thời gian trôi qua, ngân hàng trung ơng ở một số nớc bắt đầu có biện pháp khuyến khích các ngân hàng thơng mại kinh doanh nhằm cố gắng nâng cao hiệu quả của thị trờng tài chính trong nớc. Những thay đổi này đợc đa ra vào những thời điểm khác nhau dựa trên cơ sở luật lệ khác nhau ở mỗi quốc gia. Những thay đổi này ngày càng sâu sắc hơn khi các quốc gia Châu Âu thực hiện việc tự do hóa t bản trong thị trờng chung Châu Âu. Hàng loạt các hoạt động tài trợ cho các tổ chức tài chính đợc mở rộng nhằm thúc đẩy cạnh tranh phát triển các ngân hàng. Cũng vào thời kỳ này, các ngân hàng trung - ơng các quốc gia Châu Âu nhanh chóng tạo ra các "luật chơi" cho các ngân hàng tham gia vào thị trờng tài chính. Do tất cả các biện pháp đó cùng với việc tiếp thu các công nghệ mới. Hệ thống ngân hàng Châu Âu đã có những thay đổi liên tục trong suốt mấy chục năm qua.

Việc ứng dụng công nghệ quản lý mới vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng ở các nớc Châu á còn chậm hơn các ngân hàng Châu Âu hàng thập kỷ. Phải tới những năm 70, công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại mới đi những bớc đầu tiên ở các ngân hàng Châu á, nhng cũng chỉ tập trung ở một số các ngân hàng lớn ở Hồng Kông, Nhật Bản... Việc ứng dụng công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại một cách rộng rãi ở phần lớn các ngân hàng cũng phải

tới những năm 80 mới đợc thực hiện.

Bốn mơi năm qua, hoạt động tài chính - ngân hàng ngày càng trở thành một nhân tố quyết định đối với sự phát triển nền kinh tế mỗi nớc và yêu cầu về dịch vụ ngân hàng của xã hội ngày một đòi hỏi cao hơn cả về số lợng và chất l- ợng. Trong bối cảnh đó, việc sử dụng công nghệ quản lý mới vào hoạt động ngân hàng đã trở thành một nhu cầu bức xúc.

Giai đoạn đầu tiên của đổi mới công nghệ kỹ thuật là vào những năm 70 với sự xuất hiện của máy rút tiền tự động. Việc này đã thu hút một khối l- ợng lớn khách hàng và tăng cờng khả năng phục vụ của ngân hàng.

Giai đoạn 2 của việc đổi mới kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra trong toàn bộ thập kỷ 80, với đặc trng là việc ứng dụng công nghệ mới vào khu vực trực tiếp kinh doanh và tăng cờng quan hệ với khách hàng thông qua hệ thống thông tin quản lý hiện đại.Việc truyền dữ liệu và cách thức quản lý đợc cải tiến giúp cho hoạt động của ngân hàng đợc dễ dàng hơn. Trong thập kỷ 90 này, sự phát triển vũ bão của công nghệ mới càng làm cho sự tiếp cận của ngân hàng tới khách hàng đợc mở rộng và cùng với nó là quá trình phát triển mạnh mẽ hoạt động ngân hàng. Đồng thời với quá trình phát triển của hoạt động ngân hàng thì công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại ngày càng đợc các ngân hàng quan tâm sử dụng nh một công cụ không thể thiếu trong quá trình phát triển của mình.

Các ngân hàng nhận ra tầm quan trọng của công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại khi nền kinh tế ngày càng phát triển. Các ngân hàng phải tự hoàn thiện mình để ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Cuộc cải cách trong kinh doanh của ngân hàng cũng đang dần dần đợc thực hiện nh

Một phần của tài liệu Vận dụng công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp.doc (Trang 41 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w