CÁC ĐỐI THỦ TIỀM NĂNG

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty giao nhận kho vận ngoại thương (Vietrans) trong quá trình hội nhập (Trang 55 - 60)

TIỀM NĂNG NGƢỜI CUNG ỨNG CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH ---CUỘC CẠNH TRANH GIỮA CÁC ĐỐI THỦ HIỆN TẠI NGƢỜI MUA SẢN PHẨM THAY THẾ

Hình 2.3. Năm lực lƣợng cạnh tranh của Micheal Porter

 Nguy cơ do các đối thủ mới có tiềm năng gia nhập ngành kinh doanh

 Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng hoạt động trong ngành

 Khả năng mặc cả của người mua hàng

 Khả năng mặc cả của người cung cấp

 Mức độ thay thế các sản phẩm trong ngành

- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: là các đối thủ chưa xuất hiện trên thị trường nhưng có khả năng cạnh tranh trong tương lai. Có thể đánh giá khả năng cạnh tranh của các đối thủ này qua rào cản ngăn chặn việc gia nhập ngành. Chi phí

cho việc gia nhập ngành giao nhận vận tải không quá cao nên số lượng doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành là khá lớn. Hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 900 doanh nghiệp giao nhận vận tải, phần lớn là các công ty trách nhiệm hữu hạn thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Các đối thủ cạnh tranh này sẽ cạnh tranh trên thị trường giao nhận vận tải, còn về dịch vụ logistics thì thật sự không đáng ngại bởi vì chi phí đầu tư cho kho bãi và công nghệ là rất lớn. Số lượng doanh nghiệp mới gia nhập ngành có khả năng đầu tư này không nhiều. Bởi vì, chi phí mua đất đai, xây dựng kho bãi hiện đại rất tốn kém, và thu hồi vốn rất lâu dài cùng với sự thay đổi về chính sách quản lý đất đai của nhà nước nên ít có doanh nghiệp mạo hiểm tham gia lĩnh vực này. Trong khi đó, VIETRANS có nhiều lợi thế mà các doanh nghiệp mới gia nhập khó có thể có được như: hệ thống kho bãi rộng, nằm ở các vị trí chiến lược, trải dài trên khắp lãnh thổ Việt Nam, đội ngũ cán bộ nhân viên đông đảo, có kinh nghiệm thực tiễn hàng chục năm….

- Sức ép của các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành: Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của VIETRANS có thể chia làm hai loại: đối thủ cạnh tranh Việt Nam và đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có khoảng 900 doanh nghiệp đang hoạt động giao nhận vận tải và logistics, trong đó có 25 công ty nước ngoài hàng đầu thế giới trong lĩnh vực logistics đã có mặt. Đây là một thách thức không nhỏ đối với VIETRANS. Các công ty logistics hàng đầu thế giới có lợi thế hơn hẳn so với VIETRANS trong việc giành được các công ty nước ngoài tìm đối tác logistics ở Việt Nam nhờ sự chuyên nghiệp, kinh nghiệm và danh tiếng của họ. Để cạnh tranh được với các công ty này, VIETRANS không còn cách nào khác là tự nâng cao năng lực của mình trong đáp ứng yêu cầu của dịch vụ, tiếp cận thông tin nguồn hàng, không ngừng tăng cường nhân lực và phát triển. Bởi vì, các đối thủ cạnh tranh nước ngoài hoạt động rất bài bản, có chiến lược và định hướng

rõ ràng cùng như nguồn lực dồi dào để thực hiện. Còn các đối thủ cạnh tranh trong nước chủ yếu là các công ty giao nhận lớn, phát triển mạnh những năm gần đây như Vinatrans, Gemartrans, Sotrans, Vinafco, Vinaline…thì vẫn có thể cạnh tranh được nếu VIETRANS phát huy hết khả năng của mình. Đối với các đối thủ trong nước có quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh yếu thì có thể chuyển hoá từ đối thủ cạnh tranh thành người cung cấp dịch vụ, làm thuê lại cho VIETRANS các sự vụ nhỏ lẻ như vận chuyển ngắn, làm thủ tục hải quan, bốc dỡ hàng hoá còn VIETRANS là người nắm tổng toàn bộ chuỗi dịch vụ và đứng ra chịu trách nhiệm với khách hàng.

- Sức ép của người cung ứng: Người cung ứng sản phẩm dịch vụ cho VIETRANS chính là các hãng tàu, các hãng hàng không, đại lý của Công ty ở nước ngoài và các công ty nhỏ làm thuê trong nước. Đối với đặc thù của dịch vụ này thì người cung ứng có vai trò không nhỏ trong việc quyết định sự thành công của công việc kinh doanh. Đối với hãng tàu hay hãng hàng không, việc ký được hợp đồng đại lý để hưởng giá ưu đãi có vai trò không nhỏ trong việc nâng cao lợi thế về giá cả. Thường các hãng tàu hay hãng hàng không ký hợp đồng đại lý với các nhà giao nhận vận tải có lượng hàng vận chuyển nhiều thường xuyên, đáp ứng mức quy định của họ về đại lý. Trước đây, VIETRANS từng là đại lý của một số hãng tàu hay hãng hàng không, tuy nhiên, do không đáp ứng đủ lượng hàng yêu cầu vận chuyển qua các hãng nên họ đã cắt hợp đồng đại lý với VIETRANS. Hiện tại, VIETRANS không được làm đại lý của một hãng tàu nào. Về hàng không, VIETRANS là đại lý của mỗi Vietnam Airlines, nhưng hàng năm vẫn rất chật vật mới duy trì được hợp đồng đại lý này. Đây cũng là một yếu tố làm giảm sức cạnh tranh của dịch vụ VIETRANS khi mà giá cả đầu vào cao hơn. Có một sự liên hệ chặt chẽ giữa việc làm đại lý các hãng với nguồn hàng đi qua các hãng này: Hàng nhiều 

làm sao tìm kiếm được nguồn hàng đủ lớn để duy trì hợp đồng đại lý với các hãng vận tải. Hiện tại, khi đã không duy trì được hợp đồng đại lý thì việc khôi phục lại rất khó. Mặt khác, VIETRANS chưa có các chi nhánh ở nước ngoài, do vậy việc thực hiện dịch vụ giao nhận vận tải ở đây do các đại lý thực hiện. Nếu các đại lý cung cấp dịch vụ tốt với giá cả hợp lý thì giúp cho năng lực cạnh tranh của VIETRANS được nâng cao. Còn nếu giá quá cao hoặc chất lượng dịch vụ quá tồi gây tổn thất lãng phí cho khách hàng thì sẽ làm giảm uy tín của Công ty. Vì vậy, việc tìm kiếm được các đại lý tốt là rất quan trọng. Hiện tại, Công ty chỉ duy trì được mạng lưới đại lý ở các khu vực Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Lào, Philipines), Tây Âu (Đức, Pháp, Italia), Đông Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc), Mỹ, Úc. Còn ở các khu vực khác hệ thống mạng lưới đại lý còn yếu kém, cần tăng cường hơn nữa. Tương tự đối với các công ty nhỏ làm thuê trong nước, khi mà công việc quá nhiều cán bộ Công ty không đảm đương hết hay ở những địa bàn không có ưu thế, việc thuê lại các công ty tư nhân làm dịch vụ là một lựa chọn. Điều quan trọng là các công ty này phải “trung thành” với VIETRANS, phải đứng dưới danh nghĩa VIETRANS để thực hiện dịch vụ hay tiếp xúc với khách hàng, không làm giảm uy tín của VIETRANS.

- Sức ép của khách hàng: Khách hàng là những người sử dụng dịch vụ của Công ty. Khả năng mặc cả, trả giá của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của VIETRANS. Nếu là người sử dụng dịch vụ giao nhận vận tải thường xuyên và lâu dài, họ có quyền ép giá nhất định. Còn khi có sự lựa chọn khác như sự cung cấp dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh của VIETRANS tốt hơn, giá cả rẻ hơn, họ sẵn sàng từ bỏ Công ty khi không có sự ràng buộc nào. Do đó, Công ty lại phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Khi khách hàng có đủ thông tin về nhu cầu, giá cả trên thị trường, về chi phí làm dịch vụ thì khả năng ép giá của họ càng mạnh

- Các dịch vụ thay thế: đối với ngành giao nhận vận tải thì có thể nói không có sản phẩm thay thế, có chăng là sự lựa chọn giữa các hình thức giao nhận vận tải bằng đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển. Một doanh nghiệp không thể mạnh ở tất cả các tuyến đường, do vậy, khi khách hàng không được đáp ứng yêu cầu như mong muốn, họ dễ dàng từ bỏ Công ty và chuyển sang sử dụng dịch vụ của các Công ty có thế mạnh về tuyến đường đó hơn.

Như vậy, qua phân tích mô hình năm lực lượng cạnh tranh của VIETRANS, có thể định vị được Công ty này trên thị trường Việt Nam như trong hình 2.4 qua hai cặp khái niệm giá cả- thị phần, thời gian- chất lượng.

Hình 2.4.1.

Giá cả A

B

Thị phần

Trong hình 2.4.1, Điểm A là vị trí của VIETRANS so với Vinatrans hoặc Vinafco (điểm B). VIETRANS giá cao nhưng thị phần lại nhỏ hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh của VIETRANS vì có giá thấp hơn nên chiếm được thị phần lớn hơn.

Hình 2.4.2

D

Thời gian

Hình 2.4. Định vị VIETRANS trên thị trƣờng Việt Nam

Còn ở hình 2.4.2, điểm D thể hiện dịch vụ của VIETRANS, thời gian làm dịch vụ dài hơn, chất lượng kém hơn so với các đối thủ cạnh tranh ở điểm C. Chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải còn thể hiện ở thời gian, thời gian ngắn nghĩa là giao nhận hàng nhanh chóng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian dài có nghĩa là chất lượng dịch vụ chưa tốt. Hiện tại, sự cách biệt về mặt này của VIETRANS so với các đối thủ cạnh tranh không lớn lắm, và Công ty có khả năng khắc phục được.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty giao nhận kho vận ngoại thương (Vietrans) trong quá trình hội nhập (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)