LUẬT NGÂN HÀNG 1 Khái niệm Luật ngân hàng

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật Việt Nam đại cương.doc (Trang 147 - 150)

1. Khái niệm Luật ngân hàng

a. Đối tường và phương pháp điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của Luật ngân hàng là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế. Các quan hệ tổ chức và kinh doanh ngân hàng là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động kinh doanh ngân hàng của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác.

Phương pháp điều chỉnh của Luật ngân hàng là phương pháp tác động bình đẳng, thỏa thuận.

b. Định nghĩa Luật ngân hàng

Luật ngân hàng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước tổ chức và quản lý hoạt động ngân hàng, các quan hệ về tổ chức hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác.

2. Một số chế định cơ bản của Luật ngân hàng

a, Chế định cho vay của các tổ chức tín dụng

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi.

Hoạt động cho vay của ngân hàng với các khách hàng được thực hiện thông qua hợp đồng tín dụng.

Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận chung bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ những điều kiện do luật định (bên vay), theo đó tổ chức tín dụng thỏa thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm.

Chủ thể của hợp đồng tín dụng bao gồm bên cho vay (tổ chức tín dụng) với bên vay (tổ chức cá nhân có đủ những điều kiện do luật định).

Các điều kiện chủ thể đối với bên cho vay bao gồm:

(1) Có giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng nhà nước cấp;

(2) Có điều lệ do Ngân hàng nhà nước chuẩn y;

(4) Có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết hợp đồng tín dụng với khách hàng.

Các điều kiện chủ thể đối với bên vay là các pháp nhân, cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

- Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Đối với các tổ chức (pháp nhân hay tổ chức không phải pháp nhân như hộ gia đình, tổ hợp tác) còn phải có người đại diện hợp pháp có năng lực và thẩm quyền đại diện;

- Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

Ngoài điều kiện chung là năng lực chủ thể, tổ chức và cá nhân muốn vay vốn của các tổ chức tín dụng còn phải có thêm những điều kiện riêng áp dụng đối với từng chế độ cho vay cụ thể.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các chủ thể cho vay có thể dưới hình thức có bảo đảm bằng tài sản hoặc khồn có bảo đảm bằng tài sản do chính các chủ thể thẩm định, lựa chọn khách hàng và quyết định.

b, Chế định bảo lãnh ngân hàng

Ở Việt Nam, theo khoản 12, Điều 20 Luật Các tổ chức tín dụng thì bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.

Tham gia trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng có ba chủ thể tham gia là bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh.

Theo Điều 58 Luật các tổ chức tín dụng, bên bảo lãnh tổ chức tín dụng có đủ những điều kiện theo luật định, bao gồm: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng đầu tư phát triển và một số tổ chức tín dụng khác được Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với khách hàng. Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, Ngân hàng nhà nước có thể tham gia với tư cách là người bảo lãnh khi được Chính phủ chỉ định.

Xét về điều kiện chủ thể, một tổ chức tín dụng chỉ được quyền thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với khách hàng khi thỏa mãn các điều kiện là có tư cách pháp nhân và có người đại diện hợp pháp; được ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với khách hàng.

Theo các quy định hiện hành ở Việt Nam, bên nhận bảo lãnh trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng được hiểu là người có quyền thụ hưởng một món nợ do người được bảo lãnh thanh toán từ một nghĩa vụ trong các hợp đồng (chẳng hạn, hợp đồng về xây dựng cơ bản, hợp đồng tín dụng,...) hay

các nghĩa vụ thanh toán ngoài hợp đồng (chẳng hạn, nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,...).

Khi tham gia hợp đồng bảo lãnh với các tổ chức tín dụng, bên nhận bảo lãnh phải thỏa mãn những điều kiện chủ thể do pháp luật quy định nhằm góp phần đảm bảo sự hữu hiệu của hợp đồng. Các điều kiện đó bao gồm: có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Đối với người bảo lãnh là một tổ chức thì tổ chức đó phải có người đại diện hợp pháp có đủ năng lực và thẩm quyền; có các giấy tờ, tài liệu hay bằng chứng khác chứng minh quyền chủ nợ trong một nghĩa vụ cần được bảo đảm.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân biệt thuế trực thu và thuế gián thu.

CHƯƠNG 10.

CÔNG PHÁP QUỐC TẾ VÀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật Việt Nam đại cương.doc (Trang 147 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w