Qua phân tích từng phương án một ta thấy mỗi phương án đều có ưu và nhược điểm riêng công ty có thể thực hiện cả ba chiến lược kinh doanh đó. Tuỳ thuộc vào sự quyết tâm và nỗ lực của ban lãnh đảo công ty để chọn từng chiến lược một nhằm theo đuổi một hay tổng hợp ba chiến lược đó.
Dù thực hiện chiến lược nào công ty cũng phải hoạch định chiến lược cho các cấp đơn vị kinh doanh (SBU) từng ngành hàng thực hiện.
+ Chiến lược dẫn đạo chi phí.
Chiến lược dẫn đạo chi phí đòi hỏi công ty cắt giảm chi phí đến mức tối đa, các chi phí không cần thiết, chi phí không giúp cho công ty tăng trưởng và phát triển. Từ đó giảm được giá thành sản phẩm nâng cao được khả năng cạnh tranh bằng việc bán sản phẩm với mức giá thấp.
Xắp xếp lại hệ thống hàng hoá, sao cho có thể kiểm soát được nguồn hàng tránh trường hợp hàng tồn kho quá nhiều.
+ Chiến lược tạo sự khác biệt:
Chiến lược này trong lĩnh vực sản xuất hàng hoá công ty phải phân đoạn thị trường, định vị khách hàng. Chỉ nhằm phục vụ một số mặt hàng có sự chuyên biệt
hoá cao cho một bộ phận khách hàng, hàng hoá có thể phân theo từng mặt hàng, chất lượng, nhãn hiệu....Khách hàng phân theo thu nhập như phân đoạn cho những gia đình thu nhập cao. Chiến lược này khó phù hợp với thị trường hiện tại Đà Nẵng, khi nhu cầu mua đại chúng tăng cao, mua chuyên biệt chưa nhiều. Tuy nhiên đây cũng là một chiến lược cần quan tâm trong tương lai khi thu nhập của khách hàng tăng cao, đời sống vật chất đầy đủ.
+ Chiến lược tập trung