Hiệu quả kinh tế việc đầu tƣ vào giáo dục đại học

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học thương mại (Trang 28 - 32)

Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cơ bản, đầu tư cho sự phát triển toàn diện của con người. Đầu tư cho giáo dục nhằm tạo ra vốn nhân lực, là một yếu tố cơ bản trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Vốn nhân lực là tồn bộ trình độ chun mơn mà một người lao động tích luỹ được. Nó được đánh giá cao vì có tiềm năng đem lại thu nhập trong tương lai. Cũng như vốn vật chất, vốn nhân lực là kết quả của đầu tư trong quá khứ với mục đích tạo ra thu nhập trong tương lai.

Thực tế cho thấy trình độ đào tạo và kinh nghiệm cơng việc góp phần làm tăng thu nhập. Sự thay đổi của tiền lương đối với người lao động tăng dần theo trình độ từ những người chỉ tốt nghiệp phổ thông cho đến những người tốt nghiệp loại giỏi của những trường đại học danh tiếng. Tại sao lại như vậy? Lý do là trình độ đào tạo trực tiếp làm tăng năng suất lao động của người lao động và tạo điều kiện cho họ đạt được những mức lương cao hơn. Tuy nhiên, để đạt được mức lương cao hơn, người lao động phải bỏ ra nhiều chi phí hơn là đi làm ngay sau khi tốt nghiệp phổ thơng. Vậy, liệu việc đi học đại học có đem lại nhiều lợi ích cho người lao động hay hơn hay khơng?

Tính hiệu quả của mọi hoạt động phần lớn thể hiện ở chỗ nó phải sinh được lợi nhuận sau khi đã trừ hết mọi chi phí. Việc sản xuất hay cung ứng dịch vụ chỉ được xem là có hiệu quả khi và chỉ khi nó mang đến lợi nhuận. Tính hiệu quả của hầu hết các hoạt động xã hội lại được đo bằng cán cân chi phí - lợi ích và sự lớn hơn của lợi ích so với chi phí bỏ ra trong mọi hoạt động ln là minh chứng của hiệu quả.

Hoạt động giáo dục, cũng như rất nhiều hoạt động xã hội tương tự khác, là hoạt động cung ứng dịch vụ cho con người. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả kinh tế của việc đầu tư cho giáo dục là cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh xã hội hoá giáo dục như hiện nay.

Phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp giúp ra các quyết định dài hạn như có nên xây dựng một nhà máy hoặc là có nên đi học đại học hay khơng. Vì vậy, cách thức đánh giá đúng đắn nhất là so sánh giá trị hiện tại của các chi phí với giá trị hiện tại của các khoản lợi. Chỉ nên quyết định khi giá trị hiện tại của các khoản lợi lớn hơn giá trị hiện tại của các chi phí.

Để đánh giá chính xác hiệu quả của việc đầu tư vào giáo dục, vấn đề quan trọng đầu tiên là phải xác định được các chi phí thích hợp. Đó là các chi phí về con người, các phương tiện, trang thiết bị, tài liệu và đầu vào của khách hàng - người học.

Chi phí về con người bao gồm chi phí trả lương cho giảng viên, các nhân viên và các chuyên gia tư vấn. Các phương tiện bao gồm không gian phòng học, văn phịng, kho, các phương tiện vui chơi giải trí và các yêu cầu về nhà cửa khác. Nếu đất đai và các phương tiện này được hiến tặng, thì phải dùng giá trị thị trường ước định để đánh giá chi phí của chúng. Trang thiết bị và tài liệu là để chỉ đồ dùng như lớp học và đồ dùng văn phòng, các thiết bị giảng dạy như máy tính, các cơng cụ nghe nhìn, sách và máy móc khoa học, các tài liệu như bài kiểm tra và giấy. Cũng như các loại chi phí khác, nếu trang thiết bị và tài liệu được biếu tặng thì chúng phải được tính đến như thể là chúng được mua.

Đầu vào của khách hàng - người học bao gồm tất cả các khoản chi phí có liên quan đến việc đi học như học phí, chi phí đi lại...Ngồi ra chúng ta cịn phải tính đến khoản thu nhập phải hy sinh khi người học đã quyết định đi học đại học thay vì đi làm sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Cuối cùng, chúng ta cũng phải tính đến các chi phí khác như chi phí điện nước, phí bảo hiểm, chi phí bảo dưỡng chung các phương tiện, thiết bị và chi phí đào tạo. Nói chung, tất cả các đầu vào đều cần được xác định cụ thể để đưa ra đánh giá giá trị của chúng.

Đầu tư vào giáo dục tạo ra nhiều lợi ích cả trong và ngồi học đường. Lợi ích trong học đường là những thành quả về tính hiệu quả mà hệ thống giáo dục đạt được. Lợi ích ngồi học đường là sự cải thiện trong khả năng tạo ra thu nhập của học viên và các ngoại ứng - lợi ích tích luỹ lại cho xã hội nói chung nằm ngồi lợi ích của các đối tượng thụ hưởng. Lợi ích ngồi học đường thể hiện qua thành quả thu được trong hiệu suất làm việc của sinh viên, được phản ánh bằng sự chênh lệch trong mức thù lao hoặc trong năng suất lao động.

Ngoài ra, việc đầu tư cho giáo dục cũng đem lại những lợi ích cho xã hội. Người ta đã liệt kê được một loạt các lợi ích liên quan đến giáo dục như mức độ tội phạm giảm, sự gắn kết trong xã hội, thay đổi công nghệ, phân phối thu nhập, hiến tặng từ thiện và cả giảm tỷ lệ sinh đẻ. Tuy nhiên, hầu hết các lợi ích xã hội gắn với giáo dục đều khơng luợng hố được, vì vậy rất khó đưa lợi ích này vào đánh giá hiệu quả của giáo dục.

Như vậy, sau khi đã chiết khấu các chi phí cũng như các lợi ích của việc đầu tư vào giáo dục, nếu giá trị hiện tại của các khoản lợi cao hơn giá trị hiện tại của các chi phí, thì việc đầu tư cho giáo dục để cải thiện vốn nhân lực bằng cách học đại học là có ý nghĩa. Nếu giá trị hiện tại của các khoản lợi nhỏ hơn giá trị hiện tại của các chi phí, thì nên bắt đầu đi làm sau khi tốt nghiệp.

Hình sau sẽ minh hoạ các phân tích trên đây về các khoản chi phí và lợi ích có liên quan đến hiệu quả của giáo dục đại học. Từ độ tuổi 18 đến 22, sinh viên tốt nghiệp đại học phải mất 4 năm đi học, gây ra chi phí của việc đi học và thu nhập bỏ lỡ mà họ có thể kiếm được nếu chỉ là một học sinh tốt nghiệp phổ thơng. Ngồi chi phí tư nhân, chính phủ cũng tăng chi tiêu của mình nếu giáo dục đại học được trợ cấp. Sau khi tốt nghiệp ở tuổi 22, sinh viên đại học bắt đầu có thu nhập cao hơn đồng nghiệp tốt nghiệp phổ thơng của mình, và như hình vẽ cho thấy, tiếp tục có thu nhập cao hơn cho đến tuổi 60, khi cả hai

nhóm người cùng nghỉ hưu. Mức thu nhập gia tăng tổng cộng, được thể hiện bằng diện tích có tên gọi “lợi ích”, là lợi ích rịng của giáo dục đại học.

Hình 1.1: Chi phí và lợi ích điển hình của giáo dục đại học

Cơng thức trong phân tích chi phí - lợi ích được đưa ra trong đánh giá kinh tế của các dự án giáo dục đại học là:

NPV = t t t t t t t t Es Cu i i Eu ) 1 ( ) ( ) 1 ( ) Es - ( 4 1 38 1          

trong đó, Es và Eu lần lượt là thu nhập của học sinh tốt nghiệp phổ thông và sinh viên tốt nghiệp đại học, Cu là chi phí đơn vị hàng năm của giáo dục đại học, và i là tỷ suất chiết khấu. Chỉ số t cho biết quãng thời gian, bắt đầu với t = 1 ở tuổi 18 và kết thúc với t = 38 ở tuổi 60. Số hạng thứ nhất ở vế phải là tổng giá trị hiện tại của thu nhập tăng thêm của giáo dục đại học, còn số hạng thứ hai là tổng giá trị hiện tại của chi phí. Tỷ suất chiết khấu thường được dùng là tỷ suất hoàn vốn của giáo dục.

Nguồn: Kinh tế học, tập 1, David Begg, NXB Giáo dục 1992, trang 286.

Phân tích kinh tế các hoạt động đầu tư, Pedro Belli, NXB Văn hố thơng tin, 2002, trang 111.

22 18

0 4 Thời gian (năm) 38

Tuổi Chi phí trực tiếp 60

Thu nhập bỏ lỡ Lợi ích

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học thương mại (Trang 28 - 32)