giáo dục đào tạo.
Đây là nhân tố ảnh hưởng quyết định tới hoạt động QLTC của trường đại học. Cơ chế QLTC đối với đơn vị hành chính sự nghiệp có thu là một bộ phận của chính sách tài chính quốc gia, nó là căn cứ để các trường đại học xây dựng cơ chế QLTC riêng. Vì vậy, nếu cơ chế QLTC của Nhà nước tạo mọi
điều kiện để phát huy tính chủ động, sáng tạo của trường đại học thì đó sẽ là động lực nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động QLTC của mỗi trường.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, Nhà nước quản lý gần như tất cả các dịch vụ xã hội, trong đó có GD- ĐT. Khi đó, trường đại học được cấp toàn bộ nguồn kinh phí từ NSNN và việc sử dụng nguồn kinh phí đó như thế nào cũng hoàn toàn theo quy định của Nhà nước. Trong điều kiện đó, mọi người dân trong xã hội đều có cơ hội học tập, tuy nhiên do nguồn NSNN còn hạn hẹp nên Nhà nước không đáp ứng được nhu cầu học tập của toàn xã hội, cả về quy mô lẫn về chất lượng giáo dục.
Việc chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo nên những bước phát triển vượt bậc về kinh tế - văn hoá - xã hội. Theo đó, lĩnh vực giáo dục cũng có những thay đổi rõ rệt theo hướng xã hội hoá sự nghiệp giáo dục đào tạo, giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước.
Hiện nay, chính sách tài chính trong giáo dục đào tạo đối với các trường đại học công lập đổi mới theo hướng:
- Tạo quyền chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm cho sự nghiệp có thu mà trước hết là Hiệu trưởng nhà trường.
- Tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước và đầu tư cho GD-ĐT - Đa dạng hoá các hoạt động huy động vốn đầu tư cho GD-ĐT. - Sắp xếp bộ máy và tổ chức lao động hợp lý
- Tăng thu nhập cho người lao động.