Kinh nghiệm của Mỹ

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học thương mại (Trang 38 - 41)

Nguồn kinh phí và tỷ lệ chi tiêu cho GD ĐH ở Mỹ là rất lớn, gồm: sự hỗ trợ tài chính rất lớn của Nhà nước và xã hội. Ngân sách hàng năm của Nhà nước Mỹ dành cho giáo dục ln có xu hướng gia tăng (ví dụ năm 1985 đầu tư cho lĩnh vực này vào khoảng 300 tỷ đôla, năm 1989 là 353 tỷ, đến năm 1999 đã đạt 635 tỷ đô la) nên phần chi cho giáo dục đại học cũng lớn theo. Hiện nay, tỷ lệ đầu tư cho giáo dục chiếm khoảng 7% GDP, và nếu kể cả phần chi của xã hội thì tồn bộ chi tiêu cho GD ĐT hàng năm xấp xỉ khoảng 1000 tỷ đơ la, trong đó GD ĐH chiếm đến 2/3, tức hơn 700 tỷ đô la.

Trong cơ chế QLTC tập trung, nhà trường nhận các nguồn tài trợ về giảng viên, tài liệu học tập, phương tiện đi lại và một phần kinh phí. Với việc phân bổ ngân sách theo các tiêu chuẩn định sẵn như vậy đã bị chỉ trích là có hại chi việc thiết kế các chương trình, đặc biệt là làm mất khả năng sáng tạo của đội ngũ, ngăn cản sự đổi mới của nhà trường và hạn chế khả năng tham

gia của các nhà giáo dục và cha mẹ học sinh. Các nhà kinh tế học giáo dục Hoa Kỳ cho rằng nhà trường chỉ có thể thực hiện cải cách giáo dục một cách hiệu quả nếu có hai chiến lược cơ bản: chiến lược quản lý tài chính và chiến lược hiệu quả chi phí và chất lượng. Các nghiên cứu trong lĩnh vực trường tư ở Mỹ cũng cho thấy rằng phi tập trung hóa trong 4 lĩnh vực: quyền lực, thơng tin, tri thức và kinh phí sẽ làm tăng hiệu quả và chất lượng đào tạo trong nhà trường. Để tự chủ, nhà trường cần có quyền lực thực sự đối với ngân sách, có quyền quyết định phân bổ chúng như thế nào và ở đâu. Đó chính là quyền tự chủ về tài chính của nhà trường.

Khi trao quyền tự chủ về tài chính cho các nhà trường, các nhà quản lý quận huyện tiếp tục kiểm sốt các chi phí của nhà trường như nhà cửa, lương giáo viên, các khoản mua sắm ban đầu...Các nhà quản lý quận huyện cần đưa ra danh mục các trang thiết bị chất lượng và buộc nhà trường phải tuân theo. Do đó, các chuyên gia QLTC cấp huyện tiếp tục giữ vai trò quan trọng đối với nhà trường trong q trình tự chủ về tài chính. Họ tiếp tục quyết định số tiền mà mỗi trường được nhận, trợ giúp các nhà lãnh đạo nhà trường về mặt kỹ thuật, tài chính, giá cả, chỉ đạo và hướng dẫn các khoản chi tiêu, mua sắm của nhà trường...

Trong thực tế, ở Mỹ khơng có một hệ thống thống nhất cho quyền tự chủ tài chính trong các nhà trường. Điều này dẫn đến các nhà trường có quyền khác nhau đối với việc sử dụng ngân sách. Có trường tự chủ 80% ngân sách, kể cả lương giáo viên. Có trường chỉ được quản lý một phần nhỏ như trả lương cho giáo viên hợp đồng hay mua sắm các trang thiết bị nhỏ. Một số quận huyện cho phép trường học tự tuyển giáo viên phù hợp với trường nhưng trong một khuân khổ luật định nhất định. Từ đó các trường chỉ có thể thuê giáo viên ít kinh nghiệm hoặc giáo viên làm việc thêm giờ để giảm giá

thành phải trả cho đội ngũ. Một số quận, huyện khác thì lại cho phép các trường học thuê giáo viên dựa trên mức chi phí cơ bản.

Để thực hiện tự chủ tài chính trong các nhà trường được tốt đòi hỏi sự hợp tác, đặc biệt là sự hợp tác của lãnh đạo nhà trường, các thanh tra viên và giáo viên. Vì vậy, nhà trường cần có các quyền sau đây:

- Quản lý chuyên môn: Nhà trường phải được tự tuyển chọn đội ngũ, quyết định thời gian làm việc của các tổ chuyên môn, phân công lao động hợp lý đối với các thành viên trong nhà trường.

- Quản lý các khoản chi tiêu cho giáo viên và các phương tiện sử dụng trong nhà trường.

- Kiểm soát các nguồn cung cấp: Nhà trường chủ động tìm người cung cấp các dịch vụ và các thiết bị khi họ cần.

- Quyền cho các nhà trường chuyển các khoản tiền chưa chi tiêu của họ sang năm học sau.

Khi trao quyền tự chủ về tài chính cho nhà trường, việc phân bổ ngân sách giáo dục được thực hiện theo các phương thức sau:

- Mỗi trường học được nhận một số tiền dựa trên đầu học sinh. Chính quyền liên bang định mức chi phí cơ bản cho mỗi học sinh và cung cấp kinh phí này cho mỗi trường học. Đối với các bang mà có sự khác biệt quá nhiều trong học sinh giữa các cấp quận huyện, các trường thì cần có thời gian để thích nghi với sự chuyển đổi này.

- Định mức kinh phí cấp trên đầu học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thơng thì khác nhau. Trợ cấp kinh phí cho các học sinh nghèo giúp họ có điều kiện đạt được chương trình học cơ bản. Số tiền cấp thêm này phải đảm bảo cho trường học giúp các học sinh nghèo đạt được thành tích học tập ở mức cần thiết và có năng lực giải quyết vấn đề thành thạo. Định mức hỗ trợ này ít nhất phải là 1.500 USD cho một học sinh.

- Các bang cần điều chỉnh phân bổ kinh phí phù hợp với các chỉ số thị trường hối đoái của từng vùng đảm bảo trị giá của đồng đô la chi cho giáo dục. Sức mua của đồng đô la rất khác nhau giữa các quận và các vùng, vì vậy việc phân bổ kinh phí theo dạng bình qn trên đầu học sinh sẽ tạo sự khác biệt khơng có lợi cho vùng thành thị - nơi mà giá cả cao hơn nhiều so với các quận huyện không phải là thành phố lớn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học thương mại (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)