Mục tiêu của Trƣờng Đại học Thƣơng mại đến năm 2015.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học thương mại (Trang 72 - 74)

11. Trung tâm Quản trị mạng thông tin

3.1.2.3.Mục tiêu của Trƣờng Đại học Thƣơng mại đến năm 2015.

Mục tiêu là xây dựng trường Đại học Thương mại Việt Nam (tên tiếng Anh trong quan hệ quốc tế là Vietnam University of Commerce - VUC) trở thành một trường đại học đa ngành, một trung tâm giáo dục đào tạo bậc đại học và sau đại học chất lượng cao, có định hướng nghiên cứu khoa học với phương pháp đào tạo và quản lý giáo dục tiên tiến, đạt chuẩn chất lượng cao của quốc gia và tiếp cận đẳng cấp quốc tế, một “đại học hiệu” hàng đầu của quốc gia, có uy tín quốc tế về cung ứng dịch vụ đào tạo, khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại các hoạt động đầu tư và sở hữu trí tuệ đáp ứng yêu cầu của phát triển KT- XH và mục tiêu cơng nghiệp hố, hiện đại hố, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Phát triển các ngành nghề đào tạo đại học và sau đại học theo hướng phủ đầy các ngành của khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh bậc đại học, đồng thời mở rộng sang các ngành có liên quan đến chuẩn mực thương mại hiện đại của WTO (như: ngoại ngữ thương mại, luật, công nghệ thông tin, các ngành thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ trong đó lấy du lịch làm mũi nhọn và phát triển các ngành dịch vụ như phân phối, logistics, tài chính, bảo hiểm, quản trị tri thức, sở hữu trí tuệ và thương mại)

Phát triển quy mô trong mối quan hệ với mở rộng cơ cấu ngành, chuyên ngành đào tạo. Đảm bảo đến năm 2015 tăng ổn định cùng với việc mở rộng các ngành và chuyên ngành đào tạo ở mức 10-12%/năm. Phấn đấu đến năm 2015 đạt tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy từ 3500-3600 sinh viên, cao học 320-350 sinh viên, tiến sĩ: 40-50 NCS. Từ năm 2015 giữ ổn định ở mức

quy mô tối ưu trên trong khi vẫn mở rộng ngành và chuyên ngành theo sự phát triển của nhu cầu KT-XH. Đây là tỷ lệ quy mơ tương thích giữa nhu cầu xã hội về các ngành nghề, năng lực đào tạo của Trường và yêu cầu đảm bảo chất lượng.

Đến năm 2015, Trường cố gắng đảm bảo đủ cán bộ giảng dạy có chất lượng cho các ngành bậc đào tạo, đạt tiêu chuẩn theo Quyết định 47/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 04 năm 2001 của Chính phủ trong quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng:

- Đạt tỷ lệ 17 sinh viên/ 1 giảng viên

- Trình độ chun mơn: có ít nhất 50% giảng viên có trình độ thạc sỹ, 30% giảng viên có trình độ tiến sỹ.

- Phấn đấu đến 2015 đạt chỉ tiêu bình quân 5m2/ sinh viên.

Bảng 3.1: Cơ cấu và chất lƣợng đội ngũ cán bộ cơ hữu của Trƣờng ĐHTM đến năm 2010, 2015 và năm 2020.

TRÌNH ĐỘ, LOẠI HÌNH CÁN BỘ Năm 2008 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 Tổng số cán bộ giảng dạy 419 461 570 691

Giáo sư - Phó giáo sư 15 18 35 47

Tiến sỹ 71 115 171 235

Thạc sỹ 125 184 285 375

Đại học 208 144 79 34

Tổng số cán bộ hành chính - phục vụ 236 259 320 389 Tổng số cán bộ, giảng viên, công

nhân viên 655 720 890 1080

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học thương mại (Trang 72 - 74)