GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học thương mại (Trang 74 - 75)

11. Khoa Sau đại học

3.2.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI.

Thƣơng mại

- Thiết lập cơ chế quản lý thu chi có hiệu quả. - Đa dạng hoá các nguồn thu

- Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính, củng cố và tăng cường cơ sở vật chất hiện có.

- Tăng cường hiệu quả quản lý tài chính thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, kiện toàn bộ máy quản lý của nhà trường.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI. HỌC THƢƠNG MẠI.

Kinh phí là điều kiện cần thiết để thực thi mục tiêu chiến lược giáo dục. Để quản lý và điều hành giáo dục, Nhà nước sử dụng nhiều công cụ khác nhau như pháp luật, kế hoạch chiến lược, tài chính, ...trong đó tài chính được xem là công cụ có tầm quan trọng bậc nhất để thực hiện các mục tiêu chiến lược. Thông qua hoạt động, tài chính trong giáo dục thực hiện các chức năng huy động và phân bổ vốn, điều hoà và giám sát sự phát triển giáo dục giữa các cấp/ bậc giáo dục, giữa các vùng, giữa các tầng lớp trong xã hội có thu nhập khác nhau, khuyến khích các loại hình trường cần phát triển và các ngành nghề đào tạo cần ưu tiên. Kinh phí đầu tư cho giáo dục hiện nay ở nước ta còn thấp, không đảm bảo cho sự nghiệp phát triển giáo dục, song còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác và bên cạnh đó việc sử dụng những nguồn lực mà giáo dục có được còn kém hiệu quả.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, GD ĐH tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hóa, xã hội hoá”, coi trọng cả ba mặt: mở rộng hợp lý quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả, coi trọng chất lượng là mục tiêu

hàng đầu, phát triển quy mô phải đảm bảo trên cơ sở các điều kiện đảm bảo chất lượng, đảm bảo cơ cấu hợp lý, gắn đào tạo với sử dụng, tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện, rõ nét về chất lượng và hiệu quả. Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001) đã nêu lên 7giải pháp phát triển giáo dục. Hội nghị giáo dục đại học toàn quốc (tháng 10/2001) đã nêu các giải pháp chủ yếu để phát triển giáo dục đại học, tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp GD ĐH, mở rộng việc áp dụng học chế tín chỉ và tiến hành kiểm định điều kiện đảm bảo chất lượng, cải tiến chế độ tuyển sinh, phát triển khoa học công nghệ, củng cố và phát triển đội ngũ giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất tài chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác quốc tế.

Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KT-VH-XH của cả nước và của khu vực, căn cứ vào định hướng phát triển những năm đầu thế kỷ XXI của ngành GD ĐT, vào điều kiện thực tế và chiến lược phát triển của trường, trong những năm tới nhu cầu vốn của trường còn rất lớn. Trường ĐHTM được đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp và nguồn ngoài ngân sách Nhà nước do trường tự huy động. Vấn đề là các nguồn này có thể hình thành từ đâu và làm sao để khai thác và sử dụng các nguồn này một cách có hiệu quả nhất. Thực tế cho thấy nguồn ngân sách Nhà nước cấp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của Trường Đại học Thương mại do hiện nay cơ sở vật chất của trường còn rất thiếu đồng bộ, lạc hậu, trang thiết bị mới được hiện đại hoá một phần. Việc đưa ra những giải pháp về mặt tài chính để xây dựng Trường ĐHTM thành một trường đa ngành là rất cần thiết trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học thương mại (Trang 74 - 75)