11. Trung tâm Quản trị mạng thông tin
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
Trường Đại học Thương mại đã thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về cơ chế quản lý tài chính. Hàng năm, trường ln cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ và cập nhật các chế độ quản lý tài chính mới của Nhà nước đồng thời báo cáo đầy đủ về tình hình tài chính của trường lên Bộ Giáo dục - đào tạo cũng như các Bộ, Ngành liên quan.
Bước đầu thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ - CP đã tạo được những thay đổi đáng kể trong nhận thức của nhà trường, qua đó tính tự chủ của nhà trường trong việc ra các quyết định, trong đó có các quyết định tài chính, mang tính chủ động và sát với thực tiễn hơn, do đó cũng thu được hiệu quả cao hơn. Song song với điều đó, quyền hạn và trách nhiệm của Ban giám hiệu nhà trường cũng được nâng lên. Bằng chứng là nguồn tài chính mà nhà trường huy động được ngày càng phong phú đa dạng với quy mô ngày càng tăng lên, trong đó tỷ trọng các nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước đang tăng dần qua các năm, góp phần bù đắp những thiếu hụt của ngân sách Nhà nước và đáp ứng một phần những chi phí cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên.
Trường Đại học Thương mại đã chủ động nghiên cứu và xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với đặc điểm và nhiệm vụ của trường. Quy chế chi
tiêu nội bộ được xây dựng hàng năm, công khai về từng cán bộ công chức, tạo điều kiện cho các đơn vị trong trường chủ động trong chi tiêu, sử dụng kinh phí hợp lý và hiệu quả.
Việc sử dụng nguồn tài chính cũng ngày càng hợp lý hơn theo hướng tăng tỷ trọng chi cho công tác chuyên môn giảng dạy và học tập cũng như tăng cường đầu tư cho mua sắm, sửa chữa trang thiết bị và cơ sở vật chất. Nhờ đó, quy mơ và chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng được nâng cao, số lượng sinh viên đăng ký thi tuyển sinh vào trường ngày càng đông và mở rộng ra phạm vi cả nước.