Quá trình phát triển của Trung tâm thông tin di động khu vực

Một phần của tài liệu Luận văn: Cạnh tranh các nhà mạng viễn thông và đánh giá vị trí thương hiệu trong khách hàng Việt Nam hiện nay pot (Trang 40 - 42)

Khi mới thành lập, Trung tâm thông tin di động khu vực III (TTTTDDKV III) bắt đầu hoạt động với 10 BTS và phủ sóng được 5 tỉnh và thành phố: Đà Nẵng,

Thừa Thiên Huế, Bình Định, Quảng Trị, Khánh Hòa. TTTTDDKV III đã trở thành

đơn vị đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động tiêu chuẩn GSM 900 (hệ thống thông tin di động tiêu chuẩn Châu Âu) tại miền Trung và Tây Nguyên.

Năm 1996, mạng lưới Mobifone tại miền Trung và Tây Nguyên tiếp tục được

mở rộng đến tỉnh Quảng Nam. Động thời, bộ phận chăm sóc khách hàng tại Đà Nẵng được thành lập cùng với sự ra đời của Trung tâm trả lời khách hàng 145, giải

đáp các thắc mắc của khách hàng.

Năm 1997, 22 trạm phát sóng được đưa vào hoạt động với các thiết bị đo, hiệu chỉnh nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, phủ sóng khắp 11/11 tỉnh Miền

được thành lập. Các dịch vụ giá trị gia tăng đa dạng, hoạt động chăm sóc khách hàng đã có những bước phát triển mới.

Để mở rộng vùng phục vụ cho khách hàng của Mobifone và cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam, Trung tâm đã đưa vào khai thác và cung

cấp dịch vụ Roaming quốc tế. Dịch vụ được đưa vào khai thác là nhằm tăng khả

năng phục vụ và nhằm tăng doanh thu từ những khoản thu của khách hàng quốc tế

sử dụng dịch vụ của Mobifone mà không cần đămg ký thuê bao. Tổng công ty VMS

và TTTTDDKV III đã ký kết hợp đồng Roaming với các đối tác của các nước như Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Campuchia…

Tháng 10/1999, dịch vụ thông tin di động trả trước Mobi Card chính thức

được cung cấp tại Việt Nam. Số lượng thuê bao mới tăng lên nhanh chóng.

Mobifone trở thành nhà khai thác dịch vụ này tại Miền Trung và Tây Nguyên, dịch vụ tin nhắn SMS cũng được thử nghiệm để đưa vào khai thác. Số lượng thuê bao đã

tăng lên 10.000.

Mạng Mobifone tiếp tục được nâng cao với các dịch vụ như Wap, Mobichat,

MobiMail…các hoạt động bán hàng và chăm sóc khách hàng tiếp tục được đẩy

mạnh và phát triển.

Năm 2003, trên thị trường dịch vụ thông tin di động đã xuất hiện nhiều đối

thủ cạnh tranh mới gia nhập ngành. Do đó, chiến lược cơng ty đưa vào khai thác và sử dụng dịch vụ Mobi4U, Mobiplay. Các sản phẩm mới này góp phần đa dạng hóa loại hình sản phẩm, tăng doanh thu, phát triển thuê bao. Thời điểm lúc đó số trạm thu và phát sóng lên đến 98 trạm.

Năm 2004, thuê bao phát triển đã lớn hơn tổng số thuê bao phát triển 8 năm trước. Trung tâm tiếp tục phát triển 63 trạm phát sóng, 3 tổng đài BSC tại Đà Nẵng

và Nha Trang, nâng tổng số trạm lên 161 trạm tại Miền Trung và Tây Nguyên. Trong những năm qua, mạng lưới của VMS - Mobifone phát triển khá nhanh

chóng, đã phủ sóng 64/64 tỉnh, thành phố trên cả nước. Riêng năm 2006, công ty phát triển thêm 750 trạm BTS, đưa vào khai thác thêm 4 tổng đài MSC, nâng dùng

lượng toàn mạng lên 16 MSC, 55 BSC và 2.100 trạm BTS, có khả năng phục vụ cho

10.000.000 số thuê bao, trong đó tại Miền Trung và Tây Nguyên được đánh giá là

mạng di động lớn nhất và uy tín nhất với 927 trạm thu phát sóng ở các huyện thị,

vùng sâu và vùng xa. Công ty đã tiến hành lắp đặt thử nghiệm hệ thống 3G công

nghệ của Alcatel và Ericsson. Ngồi ra, thơng qua dịch vụ chuyển vùng quốc tế, vùng phủ sóng của mạng VMS-Mobifone đã được mở rộng ra 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với trên 150 mạng trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn: Cạnh tranh các nhà mạng viễn thông và đánh giá vị trí thương hiệu trong khách hàng Việt Nam hiện nay pot (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)