4. Đối tượ ng, phạm vi nghiên cứ u
2.2.4. Cơ chế phối hợp giữa các bộ phận
Ngay từ khi mới đi vào hoạt động, Hội đồng thành viên và Tổng Giám
đốc VAMC đã ban hành các quy chế, quy định về tổ chức hoạt động của Hội
đồng thành viên và Tổng Giám đốc đểđảm bảo sự thống nhất trong hoạt động
điều hành và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản trị, không bị chồng chéo,
đảm bảo mục tiêu thống nhất hoạt động giữa các bộ phận trong cơ cấu bộ máy tổ chức của VAMC, cụ thể:
Ngày 6/8/2013, Hội đồng thành viên đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thành viên VAMC (Quyết định số 02/QĐ-HĐTV) quy định về tổ chức, hoạt động, trách nhiệm, quy trình làm việc, chế độ họp và mối quan hệ công tác của Hội đồng thành viên với các thành viên Hội
đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc và các tổ chức Đảng, công
đoàn, đoàn thanh niên tại VAMC để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thành viên theo đúng Điều lệ VAMC và các quy định pháp luật.
Ngày 6/8/2013, Tổng Giám đốc đã ban hành Quy định về điều hành của Tổng giám đốc (Quyết định 26a/QĐ-TGĐ), trong đó quy định cụ thể về
phương thức điều hành, chếđộ làm việc của Tổng Giám đốc; cơ chế phối hợp giải quyết công việc giữa Tổng Giám dốc với Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, các Phó Tổng Giám đốc và các Trưởng ban/đơn vị trực thuộc VAMC; mối quan hệ công tác giũa các đơn vị trực thuộc tại trụ sở chính và chi nhánh.
Đây là hai quy định xương sống, quy định cơ chế làm việc và phối hợp hoạt động giữa các cấp quản trị của VAMC và có hiệu lực đến tận thời điểm này.
Quy định phân cấp thẩm quyền của Hội đồng thành viên và Tổng Giám
đốc đã được ban hành ngay từ khi VAMC mới đi vào hoạt động và được sửa
đổi nhiều lần, mới đây nhất là tháng 9/2017, Hội đồng thành viên VAMC đã ban hành quy định phân cấp thẩm quyền về nghiệp vụ mua, bán, xử lý nợ và hoạt động tài chính giữa Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc. Trên cơ sở đó, Tổng Giám đốc cũng ban hành quy định phân cấp thẩm quyền trong hoạt
động điều hành đến các Phó Tổng giám đốc và Trưởng ban trong các lĩnh vực hoạt động của VAMC.
Trong quá trình thực hiện, về cơ bản việc phân cấp thẩm quyền đã đạt
được mục tiêu giảm tải khối lượng công việc cho Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc trong các hoạt động nghiệp vụ, tuy nhiên chưa có sự phân cấp thẩm quyền trong hoạt động mua bán nợ theo giá trị thị trường do hoạt động này mới bắt đầu thực hiện từ năm 2017. Cho đến thời điểm hiện tại thì tất cả
các hoạt động liên quan đến việc mua, bán nợ theo giá trị thị trường đều phải trình Hội đồng thành viên xem xét, quyết định, do các khoản nợ mua theo giá trị thị trường chưa nhiều, nên Hội đồng thành viên chưa bị quá tải hơn nữa giai đoạn đầu chuyển sang mua bán nợ theo giá trị thị trường Hội đồng thành viên cũng cần có sự kiểm soát chặt chẽ, đưa ra một quy trình thống nhất để có thể phân cấp dần cho cấp dưới thực hiện mà vẫn có thể kiểm soát việc thực hiện tuân thủ theo đúng quy định pháp luật, bảo toàn vốn của Nhà nước.
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về các quy định nội bộ của VAMC
Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2019
Kết quả khảo sát cho thấy quy trình thủ tục hiện nay của VAMC chỉ đáp ứng phương thức mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt (chiếm 71,4% số người trả lời) và các quy trình nghiệp vụ chưa đầy đủ để các đơn vị nghiệp vụ có
TT Nội dung Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Tổng số Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ % 1 Quy trình thủ tục trong hoạt động của VAMC chỉ đáp ứng được phương thức mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt
70 71,4 7 7,1 21 21,5 98 100
2
Quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị
nghiệp vụ thuộc VAMC sẽ
bất cập nếu mở rộng các lĩnh vực hoạt động mới
80 81,6 14 14,3 4 4,1 98 100
3
Quy chế phối hợp giữa các
đơn vị trong công ty chưa rõ ràng, chưa phân định được trách nhiệm cụ thể giữa các bộ phận trong phối hợp thực hiện công việc 62 63,3 10 10,2 26 26,5 98 100 4 Các quy trình nghiệp vụ khá đầy đủ để các đơn vị nghiệp vụ có thể thực hiện nhiệm vụ được giao nếu VAMC mở rộng hoạt động kinh doanh 14 14,3 28 28,6 56 57,1 98 100 5 Cần phải thay đổi chức năng, nhiệm vụ của một số đơn vị nghiệp vụ cho phù hợp với các lĩnh vực hoạt
động mới của VAMC
67 68,6 18 18,3 13 13,1 98 100
6
Cần thiết phải hoàn thiện Quy chế phối hợp giữa các đơn vị, bộ phận trong VAMC một cách rõ ràng để các đơn vị thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình 63 64,3 15 15,3 20 20,4 98 100
thể thực hiện nhiệm vụ nếu VAMC mở rộng hoạt động kinh doanh (chiếm 57,1% số người trả lời), VAMC cần thiết phải thay đổi chức năng, nhiệm vụ
của một sốđơn vị mới cho phù hợp với lĩnh vực hoạt động mới (chiếm 68,6% số người trả lời) và hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các đơn vị, bộ phận để các đơn vị, bộ phận thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình (chiếm 64,3% số
người trả lời). Khi mở rộng hoạt động kinh doanh, VAMC cần thay đổi cơ
cấu bộ máy tổ chức cho phù hợp, việc phân chia chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận, đơn vị nghiệp vụ cũ và mới thành lập là cần thiết để thực hiện nhiệm vụđược giao đặc biệt là các nhiệm vụ mới như thành lập Sàn giao dịch mua bán nợ, phát triển thị trường mua bán nợ… cùng với đó là hoàn thiện quy chế phối hợp nhằm tạo ra sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện công việc.