Giải pháp hoàn thiện cơ chế phối hợp hoạt động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Trang 101 - 102)

4. Đối tượ ng, phạm vi nghiên cứ u

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế phối hợp hoạt động

3.2.2.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý

Trong vài năm gần đây, Việt Nam đưa ra xét xử rất nhiều các vụ án tham nhũng lớn của một số ngân hàng, Tổng công ty như Tập đoàn dầu khí Việt nam, Tổng công ty Gang thép Thái nguyên, Ngân hàng xây dựng…, một số đơn vị còn trên bờ vực phá sản, mà một trong những nguyên nhân sâu xa

đó là sự yếu kém trong cơ chế quản lý. Điều này cho thấy tầm quan trọng của cơ chế quản lý doanh nghiệp trong việc giảm thiểu rủi ro các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hoàn thiện cơ chế quản lý bao gồm việc hoàn thiện, bổ sung hệ thống các văn bản nội bộ từ nội quy lao động, quy chế lương, thưởng, quy định về

phân cấp thẩm quyền trong hoạt động nghiệp vụ …., các quy trình nghiệp vụ đến hoạt động kiểm tra, giám sát trên nguyên tắc tạo điều kiện cho các cấp chủ động trong công việc, giảm tải công việc của Hội đồng thành viên/ Tổng Giám đốc , nhưng phải đảm bảo đúng quy định pháp luật, quy định nội bộ và có sự kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện công việc.

Trên cơ sở rà soát các quy định phân cấp thẩm quyền, phân công công tác hiện hành, VAMC cần sửa đổi, bổ sung Quy định về phân cấp thẩm quyền trong các hoạt động nghiệp vụ của Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc để

phù hợp với định hướng phát triển trong thời gian tới: hoạt động mua bán nợ

bằng trái phiếu đặc biệt giảm dần, chỉ mua theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Tăng dần các hoạt động mua bán khoản nợ theo giá trị thị trường và có sự xuất hiện của các đơn vị, phòng ban, chi nhánh mới được thành lập.

VAMC cần tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát nội bộ của Ban Kiểm tra – Giám sát để đảm bảo các hoạt động nghiệp vụ được thực hiện

đúng quy trình, từ đó phát hiện các bất cập, khó khăn vướng mắc trong các quy định nội bộ, quy định pháp luật và kiến nghị hoàn thiện.

3.2.2.2. Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các đơn vị

Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị là một trong những nhân tố quan trọng

ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của một tổ chức. Hiện tại VAMC mới có hai văn bản quy định cơ chế phối hợp hoạt động của Hội đồng thành viên và của Tổng Giám đốc với các đơn vị, tổ chức đảng, đoàn thể trong nội bộ

VAMC và được ban hành từ khi mới thành lập (2013). VAMC chưa có một văn bản nào quy định về cơ chế phối hợp giữa các đơn vị của VAMC, mà chỉ

nằm rải rác trong các quy định, văn bản chỉ đạo thực hiện đối với các hoạt

động cụ thể và các đơn vị trong quá trình làm việc vẫn phối hợp với nhau trên tinh thần tự nguyện hỗ trợ và tự giác đểđảm bảo hoàn thành công việc chung. Kết quả khảo sát cho thấy: 63,3% số người trả lời cho rằng Quy chế phối hợp giữa các đơn vị trong công ty chưa rõ ràng, chưa phân định được trách nhiệm cụ thể giữa các bộ phận trong phối hợp thực hiện công việc và 64,3% số

người trả lời cho rằng cần phải hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các đơn vịđể

các đơn vị thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình.

Để hoạt động của VAMC có tính chuyên nghiệp và hiệu quả, phân định rõ trách nhiệm của các đơn vị trong việc thực thi công việc và phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị nhằm tham mưu cho các cấp quản lý đưa ra những quyết

định chính xác, đúng thời điểm thì rất cần thiết phải có Quy chế quy định cơ

chế phối hợp hoạt động giữa các cấp lãnh đạo với các đơn vị và giữa các đơn vị, tổ chức đảng, đoàn thể cho nội bộ công ty.

Quy chế phối hợp giữa các đơn vị sẽ giúp cho bộ máy tổ chức của VAMC hoạt động một cách nhịp nhàng, các cấp có thẩm quyền đưa ra quyết

định nhanh chóng, chính xác và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)