4. Đối tượ ng, phạm vi nghiên cứ u
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triể n
Năm 2008, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy thoái, nền kinh tế
Việt Nam bắt đầu suy giảm, kinh tế vĩ mô xuất hiện nhiều yếu tố bất ổn, đặc biệt lạm phát cao, sản xuất kinh doanh trì trệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống mức thấp. Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ
hàng hóa, tồn kho lớn, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng, hệ quả là nợ xấu của các doanh nghiệp tại các tổ
chức tín dụng (TCTD) tăng lên nhanh chóng.
Nợ xấu tăng nhanh tác động tiêu cực đến hệ thống TCTD, đặc biệt có thời điểm nợ xấu trong toàn hệ thống lên đến 9% trong năm 2013. Nợ xấu trong hệ thống các TCTD rất lớn nhưng chưa được nhận diện, phân loại, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và chưa được công khai, minh bạch để có giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời. Thực trạng này dẫn đến nhiều TCTD thiếu dự phòng rủi ro, kết quả kinh doanh không được phản ánh trung thực và có nguy cơ đổ vỡ do nợ xấu cao, thiếu khả năng tài chính bù đắp tổn thất tín dụng.
Trong khi nguồn lực nhà nước để xử lý nợ xấu không có nhưng đòi hỏi phải xử lý nhanh, có hiệu quả và bền vững nợ xấu của các TCTD, giảm nợ
xấu của hệ thống các TCTD về mức an toàn, khơi thông dòng tín dụng cho nền kinh tế, bảo đảm an toàn, hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng, trình Bộ Chính trị, Chính phủ chấp thuận và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ
chức tín dụng” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam” tại Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013.
Để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của VAMC, Chính phủ và NHNN đã ban hành một loạt các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh trực tiếp hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu của VAMC. Trong đó cơ sở
pháp lý cao nhất là Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31/3/2015 của Chính phủ và Nghị định số 18/2016/NĐ-CP ngày 18/03/2016 của Chính phủ.
Căn cứ Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ
và Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 1459/QĐ-NHNN ngày 27/6/2013 chính thức thành lập Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước, với số vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng. Theo đó, VAMC là một tổ chức hoạt
động không vì mục tiêu lợi nhuận, sử dụng hai nguồn tài chính chủ yếu để xử
lý nợ xấu là: (i) Nguồn tiền được cấp tại vốn điều lệ; (ii) Phát hành trái phiếu
đặc biệt để mua các khoản nợ xấu của các TCTD. VAMC tập trung xử lý nợ
xấu của các TCTD có tỷ lệ nợ xấu trên 3% tổng dự nợ và nợ xấu có tài sản
đảm bảo, đặc biệt là tài sản đảm bảo bằng bất động sản.
Sau 5 năm đi vào hoạt động (2013 -2018), thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu cùng các TCTD , tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 3,61% năm 2013 xuống còn 2,55% năm 2015. Tính đến 31/12/ 2016, tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,46% . Tốc độ
thu hồi nợ xấu của VAMC tăng trưởng tốt qua các năm gần đây. Tổng số tiền thu hồi nợ qua VAMC trong giai đoạn 2013 đến 31/12/2018 đạt 119.118 tỷ đồng. Nợ xấu đã được kiềm chế, tỷ lệ nợ xấu đến ngày 31/12/2018 ở mức 2,13% tổng dự nợ tín dụng đạt tỷ lệ yêu cầu Chính phủđề ra [12].