Xây dựng cơ chế quản lý, phối hợp giữa các bộ phận

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Trang 39 - 40)

4. Đối tượ ng, phạm vi nghiên cứ u

1.3.4. Xây dựng cơ chế quản lý, phối hợp giữa các bộ phận

Ngoài việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, bộ phận trong doanh nghiệp thì cần xác định rõ mối quan hệ giữa các đơn vị đồng cấp, các quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới. Việc xác định các mối quan hệ này cần được đảm bảo chính thức hoá, rõ ràng để các đơn vị, bộ phận trong cơ cấu nắm rõ vai trò, vị trí của mình trong mối quan hệ tương quan với các bộ phận khác của doanh nghiệp. Nếu không chỉ ra những mối quan hệ này, việc xác

và mâu thuẫn vẫn có thể xảy ra khi các bộ phận độc lập thực hiện các mục tiêu của mình mà không gắn với mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Nội dung của bước này là thiết lập một cơ chế vận hành tốt trong nội bộ doanh nghiệp. Việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa các bộ phận và tạo

động lực cho người lao động trong tổ chức có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện mục tiêu của tổ chức. Do đó doanh nghiệp phải xây dựng được hệ

thống văn bản, quy định nội bộ, quy tắc ứng xử, cơ chế vận hành … để tạo mối liên hệ, điều hòa giữa các bộ phận, các cá nhân trong tổ chức, khuyến khích họ làm việc hết mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Khi thiết kế

cơ chế vận hành cho doanh nghiệp, cần phải xem xét vai trò ảnh hưởng của nó đối với việc giải quyết mâu thuẫn , xung đột trong doanh nghiệp cũng như quán triệt đến từng nhân viên có khả năng đảm nhận nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)