Đối thoại với người khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO (Trang 76 - 77)

II. Sử dụng mạng lưới truyền thanh cơ sở 1 Khái niệm, đặc điểm

3. Kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo

3.3. Đối thoại với người khiếu nại, tố cáo

Để thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, thông qua đó phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo, người làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phải găp gỡ người khiếu nại, tố cáo, nghe họ trình bày, đặt câu hỏi để làm rõ vụ việc. Trong buổi gặp gỡ, đối thoại, người làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trò chuyện chân tình, nắm bắt thông tin, tâm tư, tình cảm nhằm cung cấp cho người khiếu nại, tố cáo những thông tin chính xác, xóa bỏ những suy nghĩ không đúng, giải tỏa bức xúc, chia sẻ, cảm thông với người khiếu nại, tố cáo đồng thời trang bị cho họ cách ứng xử, suy nghĩ phù hợp.

Người làm nhiệm vụ gặp gỡ, đối thoại với công dân cần có thái độ giao tiếp phù hợp. Khi tiếp xúc với công dân, người làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phải khiêm tốn, đúng mực, tôn trọng người dân, tạo không khí đối thoại cởi mở, dân chủ. Người làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phải chú ý lắng nghe người khiếu nại, tố cáo trình bày để hiểu rõ bản chất vụ việc quan điểm, nhận thức của người dân về vấn đề đó. Trong quá trình gặp gỡ đối thọai, người giải quyết khiếu nại, tố cáo phải chú ý lắng nghe và ghi chép những nội dung chính, ý chính trên cơ sở đó đặt ra những câu hỏi yêu cầu người khiếu nại, tố cáo làm rõ thêm bản chất của vụ việc.

Trong quá trình nghe người khiếu nại, tố cáo trình bày, người làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phải thể hiện bằng cử chỉ, thái độ để người dân thấy được sự chú ý lắng nghe của mình. Người làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nên tạo ra không khí thoải mái để người khiếu nại, tố cáo diễn đạt hết suy nghĩ, cảm xúc của họ. Người làm nhiệm vụ gặp gỡ, đối thoại không nên phản ứng trước những lời tức giận của người khiếu nại, tố cáo. Trong mọi trường hợp người làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phải tự kiềm chế, kiên trì lắng nghe, để cho

người dân giải tỏa bức xúc. Phương pháp chuẩn giúp người làm nhiệm vụ gặp gỡ đối thoại nghe người khiếu nại, tố cáo trình bày là tập trung chú ý vào những vấn đề người dân đang nói, gợi ý cho họ nói rõ ràng, chính xác những suy nghĩ của mình. Người làm công tác giải quyết khiếu nại cần dùng lời nói, hoặc thái độ, hành vi, cử chỉ để kiểm tra, khẳng định lại những thông tin về suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của người khiếu nại, tố cáo mà mình tiếp nhận được, đồng thời thể hiện để người khiếu nại, tố cáo tin rằng mình đã nắm được đúng bản chất vụ việc thì người khiếu nại, tố cáo mới dễ tiếp nhận những lời tư vấn và phương án giải quyết vụ việc.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w