PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO (Trang 71 - 72)

II. Sử dụng mạng lưới truyền thanh cơ sở 1 Khái niệm, đặc điểm

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

5. Tổ chức thi cuộc thi tìm hiểu

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO 1. Khái niệm, đặc điểm

1.1. Khái niệm

Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo hướng tới mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật khiếu nại, tố cáo của công dân. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật khiếu nại, tố cáo được thực hiện thông qua toàn bộ quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo là quá trình người có trách nhiệm tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trực tiếp nói với người khiếu nại, tố cáo các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo áp dụng với vụ việc khiếu nại, tố cáo cụ thể nhằm nâng cao nhận thức cho người khiếu nại, tố cáo, hướng họ thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.

1. 2. Đặc điểm.

- Chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo là người được giao trách nhiệm tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đối với địa bàn cấp xã, những người này bao gồm chủ tịch và các phó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, các cán bộ xã được giao làm công tác tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo.

- Đối tượng được phổ biến, giáo dục là những người dân đi khiếu nại, tố cáo. Về thành phần thường rất đa dạng: thanh niên, phụ nữ, nam giới...với nhiều độ tuổi và trình độ khác nhau. Những người đến khiếu nại, tố cáo thường có những bức xúc vì quyền lợi của mình bị ảnh hưởng hoặc tố cáo về những hành vi trái pháp luật ở địa phương. Những vấn đề mà người dân khiếu nại, tố cáo thường là những vấn đề thiết thực liên quan đến quyền lợi của họ hoặc của cộng đồng, ví dụ như: việc giải tỏa lấy đất làm đường đền bù không thỏa đáng, hoặc việc thực hiện chế độ thương binh, liệt sỹ chưa đúng quy định; tố cáo hành vi lấn chiếm đất công, tham ô tiền đóng góp của dân... Những nội dung mà người dân khiếu nại, tố cáo có thể là có thật hoặc do không hiểu pháp luật mà lầm tưởng có vi phạm pháp luật xảy ra nên tố cáo.

- Nội dung phổ biến, giáo dục là các quy định của pháp luật và khiếu nại, tố cáo liên quan trực tiếp đến vụ việc đang khiếu nại, tố cáo.

- Phương pháp phổ biến, giáo dục thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo là người giải quyết phải nắm vững nội dung vụ việc, tâm tư, tình cảm, băn khoăn, vướng mắc của người dân để giải quyết đúng pháp luật, có lý, có tình, giải thích rõ ràng, cặn kẽ, tôn trọng người khiếu nại. Trường hợp người dân chưa hiểu thì phải giải thích thuyết phục, thấu đáo, tránh áp đặt, duy ý chí.

Thế mạnh của hình thức phổ biến, giáo dục này là người nói trực tiếp với người nghe. Người nói là người trực tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo nên rất am hiểu pháp luật; người nghe là người có quyền, lợi ích gắn liền nên thực sự quan tâm đến vấn đề đang được tuyên truyên. Chính vì vậy nếu người nói hiểu biết tâm lý và có uy tín thì việc tuyên truyền sẽ đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO (Trang 71 - 72)