Vai trò của tư vấn và ý nghĩa của việc lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật vào hoạt động tư vấn

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO (Trang 53 - 55)

II. Sử dụng mạng lưới truyền thanh cơ sở 1 Khái niệm, đặc điểm

4. Vai trò của tư vấn và ý nghĩa của việc lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật vào hoạt động tư vấn

pháp luật vào hoạt động tư vấn

Tư vấn pháp luật về khiếu nại, tố cáo cung cấp cho cá nhân, tổ chức những hiểu biết pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở mức cơ bản phổ thông, giúp họ hiểu rõ vị thế, quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong một quan hệ pháp luật cụ thể nảy sinh trong đời sống xã hội. Kết quả của tư vấn pháp luật về khiếu nại, tố cáo là lời khuyên, ý kiến pháp lý bằng miệng hoặc bằng văn bản. Hiểu theo nghĩa rộng, đó là những giải pháp cụ thể, hữu ích giúp đối tượng được tư vấn bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Ýnghĩa xã hội của tư vấn pháp luật về khiếu nại, tố cáo khá sâu rộng ở chỗ, giúp định hướng hành vi ứng xử của các cá

nhân, tổ chức theo khuôn khổ pháp luật về khiếu nại, tố cáo và đạo đức. Đồng thời, nó giúp hòa giải hoặc giải quyết theo một trình tự phù hợp, các mâu thuẩn, xung đột liên quan đến quyền, lợi ích, góp phần giảm thiểu các tranh chấp khiếu kiện tràn lan, kéo dài do người dân hiểu pháp luật không đúng hoặc không đầy đủ. Hoạt động tư vấn pháp luật về khiếu nại, tố cáo còn góp phần giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước, của tổ chức và công dân; phát hiện những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật về khiếu nại, tố cáo và kiến nghị sửa đổi bổ sung kịp thời hoàn thiện cho phù hợp với thực tiển.

Xuất phát từ đặc trưng của hoạt động tư vấn pháp luật về khiếu nại, tố cáo, mối liên hệ giữa tư vấn pháp luật với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được hình thành hết sức tự nhiên và gắn bó với nhau khá chặt chẽ. Tư vấn pháp luật về khiếu nại, tố cáo là quá trình phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo . Thông qua quá trình thực hiện các công việc cụ thể của hoạt động tư vấn pháp luật về khiếu nại, tố cáo, các mục đích và nội dung chính của phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo đồng thời cũng được triển khai lồng gép cụ thể là:

- Cung cấp thông tin, văn bản pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tài liệu pháp lý có liên quan cho cá nhân, tố chức: trước khi đưa ra một lời khuyên hay các giải pháp để khách hàng lựa chọn, người tư vấn thường phải đưa ra những thông tin pháp lý cơ bản, văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh về vấn đề đó hoặc nội dung chính sách, pháp luật khác có liên quan nhiều nhất. Nhờ vậy, đối tượng đến yêu cầu tư vấn không chỉ hiểu được cụ thể chính sách quy định pháp luật về chính vấn đề mình cần mà còn có thể tham khảo thông tin liên quan một cách tổng thể, đôi khi rộng hơn hoặc sâu hơn về vấn đề mình cần tìm hiểu.

- Giải đáp pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cá nhân, tổ chức giúp cho đối tượng được tư vấn hiểu về quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình: việc tư vấn thường đòi hỏi phải đặt ra các câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề cần giải quyết. Vì vậy, người tư vấn cũng phải đưa ra lời giải thích, giải đáp cặn kẽ, bám sát vào tình huống thực tế để phân tích giúp cho khách hàng hiểu rõ hơn vấn đề của mình trên cơ sở các quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn cho các đối tượng ứng xử đúng pháp luật trong từng hoàn cảnh cụ thể để thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ich hợp pháp của mình: đây là hoạt động mang lại kết quả trực tiếp, dễ nhận thấy và đánh giá sau một quá trình tư vấn, tuyên truyền pháp luật. Điều quan trọng nhất là giúp đối tượng được tư vấn pháp

luật về khiếu nại, tố cáo hiểu rõ hoàn cảnh, vị thế của mình, từ đó lựa chọn cách xử sự phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.

- Giúp cho họ nâng cao hiểu biết pháp luật về khiếu nại, tố cáo thông qua nhận thức thái độ và hành vi ứng xử, hình thành và phát huy ý thức tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh pháp luật: hệ quả của quá trình tư vấn, tuyên truyền pháp luật là sự chuyển biến trong nhận thức, hiểu biết của từng cá nhân hoặc một nhóm người, từ đó hình thành thái độ cư xử tích cực, tôn trọng và tuân thủ pháp luật trong các quan hệ xã hội hoặc có sự phát hiện tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật. Một cá nhân hoặc tổ chức khi được tư vấn, phổ biến pháp luật chắc chắn sẽ có hiểu biết ở mức độ nhất định và hành vi ứng xử khác với trước đó.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w