thần làm việc tốt, đạt chỉ tiêu cao nhằm khuyến khích trách nhiệm và ý thức hoàn thành tốt công việc. Ví dụ như: các giải thưởng, cờ thi đua hàng tháng, hàng quý cho những nhân viên có thành tích xuất sắc trong kỳ. Để từ đó khích lệ tinh thần thi đua, làm việc giữa các cán bộ tín dụng của ngân hàng, giúp nâng cao quy mô tín dụng cũng như chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Ngoài ra ngân hàng cần có những quan tâm đến hoàn cảnh, đời sống của cán bộ nhân viên, đặc biệt là đối với những nhân viên có hoàn cảnh khó khăn để có những hành động giúp đỡ, động viên giúp họ có thể yên tâm công tác và cống hiến hết mình cho ngân hàng.
2.3.2.3. Thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng và công tác thẩm định tíndụng. dụng.
Thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng và công tác thẩm định tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế sai sót, hạn chế khả năng rủi ro và nâng cao chất lượng khoản vay.
- Đối với quy trình tín dụng, yêu cầu đặt ra là ngân hàng phải tiến hành thực hiện các quy trình tín dụng theo các quy định đã được ban hành khá chặt chẽ và cụ thể hoá đối với từng loại tín dụng, hạn chế việc phụ thuộc quá nhiều vào những đánh giá chủ quan của các cán bộ tín dụng. Theo đó ngân hàng cần tiến hành thực hiện nghiêm túc các công việc sau: Thực hiện xây dựng quy trình thẩm định phương án vay vốn khoa học, hợp lý, đánh giá chính xác đầu vào và đầu ra của phương án vay vốn để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn vay. Thủ tục giấy tờ phải đơn giản, gọn nhẹ nhưng cũng phải đảm bảo được tính an toàn cho khách hàng cũng như ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng cần tăng cường phối hợp chặt chẽ với trung tâm thông tin tín dụng nhằm mục đích giúp cho ngân hàng có thêm thông tin cần thiết để làm cơ sở cho việc đầu tư tín dụng có hiệu quả, tránh thất thoát vốn, ngăn ngừa phát sinh nợ quá hạn. Sau khi giải ngân vốn, ngân hàng cần phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn và thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng… để đảm bảo khả năng thu nợ hay có những điều chỉnh, sửa đổi tín dụng nhằm đảm bảo an toàn và sinh lời cho ngân hàng.
- Đối với công tác thẩm định tín dụng, đây được xem là khâu quan trọng để giúp ngân hàng đưa ra quyết định cấp tín dụng một cách chính xác, từ đó góp phần nâng cao chất lượng các khoản vay, hạn chế phát sinh nợ quá hạn, bảo đảm hiệu quả tín dụng. Chính vì vậy, trong thời gian tới, ngân hàng cần nhanh chóng hoàn thiện công tác thẩm định trên cơ sở đổi mới đồng bộ mô hình tổ chức, hoàn thiện quy chế, quy trình và cách thức tổ chức thẩm định. Ngoài ra cũng cần nâng cao trình độ thẩm định của các cán bộ tín dụng, đặc biệt thực hiện phân công cán bộ tín dụng theo từng lĩnh vực, ngành nghề, nhằm có những đánh giá chuyên sâu một cách chính xác nhất. Thêm nữa, ngân hàng cần phải thường xuyên cập nhật các thông tin về kinh tế,
suất lợi nhuận bình quân của một ngành, của các loại sản phẩm…để phục vụ cho công tác thẩm định. Đặc biệt, ngân hàng cần có những quan tâm đến thực trạng và chiều hướng biến động trong tương lai của thị trường kinh doanh mà khách hàng tham gia.
2.3.2.4. Nâng cao chất lượng thông tin cho hoạt động tín dụng ngắn hạn.
Có thể nói một trong những nguyên nhân lớn nhất làm giảm chất lượng tín dụng mà ở đây là chất lượng tín dụng ngắn hạn chính chất lượng thông tin. Thông tin trong hoạt động tín dụng là yếu tố mang tính chất quyết định trong việc cấp tín dụng của ngân hàng. Với chỉ một sai sót nhỏ trong công tác thu thập và xử lý thông tin cũng có thể làm ảnh hưởng đến việc đưa ra những quyết định trong việc giải ngân vốn, kéo theo những rủi ro, tổn thất lớn cho ngân hàng. Do đó, muốn nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn thì công việc đầu tiên phải làm tốt công tác thu thập và xử lý thông tin.
• Nâng cao chất lượng thu thập thông tin
Thông tin là căn cứ và cơ sở cho quá trình thẩm định cho vay trong ngân hàng. Thông tin được cung cấp chính xác và trung thực sẽ tạo điều kiện giúp các cán bộ tín dụng đưa ra được những quyết định cho vay chính xác và hiệu quả. Ngược lại, trong trường hợp thông tin được cung cấp bị sai lệch, không chính xác hoặc không đầy đủ thì cán bộ tín dụng sẽ không có được cái nhìn chính xác về khách hàng, về khoản vay, điều đó sẽ dẫn tới những quyết định cho vay sai lầm. Do đó, quá trình thu thập thông tin đòi hỏi phải được các cán bộ tín dụng thực hiện một cách nghiêm túc và chính xác.
- Đối với thông tin do khách hàng cung cấp: Đây là nguồn thông tin đầu tiên mà cán bộ tín dụng có được, cũng là nguồn thông tin có vai trò quan trọng bậc nhất. Tuy nhiên, với nhu cầu cấp thiết được vay vốn, khách hàng thường cung cấp nguồn thông tin bị sai lệch ít nhiều so với thực tế. Do đó, cán bộ tín dụng của ngân hàng cần phải có những kỹ năng cần thiết nhằm khai thác thông tin, buộc khách hàng phải cung cấp thông tin thật sự.
- Đối với thông tin bên ngoài: Thông tin này có thể lấy từ nhiều nguồn, cả chính thức lẫn không chính thức. Thông tin chính thức là những thông tin lấy từ những cơ quan thống kê có thẩm quyền như: trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan chức năng ở địa phương nơi khách hàng sinh sống và kinh doanh… Thông tin không chính thức là những thông tin lấy từ những nguồn như trực tiếp khảo sát ở doanh nghiệp, cơ sở của khách hàng, tìm hiểu qua mối quan hệ, đối tác của khách hàng, từ các TCTD mà khách hàng đã từng có hợp tác hoặc cũng có thể từ các mối quan hệ cũ của cán bộ tín dụng. Với nguồn thông tin này, đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải có những kỹ năng hay kiến thức chuyên môn để chọn lọc cũng như phân tích đánh giá, nhằm đưa ra quyết định cho vay chính xác nhất.
Sau khi đã có thu thập được những thông tin cần thiết thì công tác quan trọng tiếp theo trong thẩm định tín dụng đó là xử lý thông tin thu thập được. Công việc này đòi hỏi một sự cẩn thận và tỉ mỉ cũng như cần có những kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết, vì một khi thực hiện không hiệu quả thì những thông tin đó cũng chỉ là những con số, dữ liệu vô ích. Để thực hiện tốt việc phân tích này thì cũng cần có những biện pháp cụ thể như sau:
- Đầu tiên phải tiến hành phân loại thông tin theo những tiêu thức khác nhau và sắp xếp một cách khoa học theo từng nhóm, từng hồ sơ để thuận tiện cho việc tra cứu, tìm kiếm thông tin.
- Thực hiện xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá, hệ thống thang chấm điểm khách hàng xin cấp tín dụng ngắn hạn cho ngân hàng. Thông qua hệ thống chấm điểm này, ngân hàng có thể xếp hạng mức độ tín nhiệm hay mức độ tài chính của khách hàng, làm căn cứ chính xác cho quyết định giải ngân.
2.3.2.5. Tăng cường công tác xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu trong tín dụng ngắn hạn.
Nợ quá hạn, nợ xấu được ví như “cục máu đông” có thể gây tắc nghẽn hoạt động của hệ thống ngân hàng và cản trở sự phát triển của nền kinh tế. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong tín dụng ngắn hạn là những chỉ tiêu phản ánh rõ nhất chất lượng tín dụng ngắn hạn và là dấu hiệu báo trước cho khả năng xảy ra rủi ro của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên vấn đề giải quyết nợ xấu, nợ quá hạn là cả một vấn đề vô cùng phức tạp, đang làm đau đầu các nhà quản trị ngân hàng. Trong khi đó việc nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn lại đồng nghĩa với việc duy trì tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ở mức hợp lý, cho phép trên tổng dư nợ ngắn hạn và cả với việc ngăn ngừa nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh và giải quyết dứt điểm nợ quá hạn, nợ xấu đang tồn tại. Do đó, nhất thiết ngân hàng phải đề ra các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn, nớ xấu đang tồn đọng trong ngân hàng.
• Nhanh chóng thu hồi các khoản nợ ngắn hạn quá hạn và nợ xấu trong ngắn hạn.
Trong ngắn hạn, ngân hàng cần tập trung mọi nguồn lực sẵn có cũng như sự trợ giúp từ Hội sở chính để nhanh chóng thành lập ban xử lý nợ với những cán bộ, nhân viên có kinh nghiệm trong việc xử lý các khoản nợ quá hạn và nợ xấu. Đồng thời ngân hàng cũng cần tập hợp và kiểm tra một cách có hệ thống những khoản cho vay và những khách hàng vay nằm trong diện nợ quá hạn và nợ xấu để có hướng xử lý cụ thể đối với từng đối tượng. Bên cạnh đó, cần đánh giá mức độ nghiêm trọng của từng khoản nợ, xem xét mức độ của nó để phân chia thành các cấp xử lý. Thông thường nợ xấu và nợ quá hạn nếu theo tiêu chí nguyên nhân có thể chia thành nợ có khả năng thu hồi và nợ khó đòi.
- Đối với nợ có khả năng thu hồi, ngân hàng không nên dùng các biện pháp quá mạnh làm cho doanh nghiệp đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, mà cần sử dụng các biện pháp mềm dẻo. Đầu tiên cần thực hiện xem xét kỹ nguyên nhân cũng như tình hình
doanh của khách hàng còn triển vọng và còn có khả năng tạo ra nguồn thu để trả nợ thì ngân hàng hoàn toàn có thể áp dụng nhiều hình thức giúp khách hàng giảm bớt gánh nặng tài chính của việc trả nợ và lãi hàng kỳ, bằng nhiều hình thức như: gia hạn nợ, giãn nợ hay cho khách hàng vay thêm giúp đỡ họ khắc phục khó khăn trước mắt. Tuy nhiên việc áp dụng hình thức này ngân hàng còn phải dựa trên thái độ hợp tác, nỗ lực và ý chí trả nợ của khách hàng.
- Đối với nợ khó đòi, đầu tiên ngân hàng cần tiến hành đánh giá, phân tích xem xét một cách kỹ càng, phải chắc chắn rằng tình hình tài chính của khách hàng không còn khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng. Đến khi đó ngân hàng sẽ phải có những biện pháp thu hồi tài sản thế chấp để thu nợ, ví dụ như tiến hành phát mại tài sản thế chấp. Tuy nhiên, phát mại tài sản thế chấp chỉ được xem là biện pháp cuối cùng để cứu vãn lại khoản tín dụng đã bị mất. Không những thế biện pháp này lại gặp nhiều khó khăn như việc định giá tài sản hay việc chưa có một cơ chế phù hợp trong việc phát mại tài sản thế chấp, cũng như các thủ tục xử lý tài sản thế chấp còn nhiều vướng mắc và tốn nhiều thời gian. Vì vậy, trước mắt ngân hàng có thể sử dụng tài sản thế chấp để cho thuê tài chính, hoặc dùng làm tài sản góp vốn liên doanh, góp vồn đầu tư, điều này sẽ giúp khách hàng có thể giữ nguyên quyền sở hữu tài sản, mà vẫn giải quyết được những khó khăn về hệ thống pháp lý đã và đang còn nhiều bất cập. Ngoài ra, ngân hàng nên lựa chọn tài sản bảo đảm phù hợp với cả hai bên ngân hàng và doanh nghiệp, có như vậy mới dễ dàng tìm được thị trường tiêu thụ khi có nợ quá hạn, nợ xấu xảy ra.
• Tăng cường công tác quản lý các khoản dư nợ ngắn hạn
- Ngăn ngừa nợ quá hạn phát sinh: Ngân hàng không chỉ phải tăng cường xử lý những khoản nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh mà đầu tiên cần phải kết hợp nhiều biện pháp để ngăn ngừa nợ quá hạn phát sinh. Với phương châm phòng chống từ xa, yêu cầu đặt ra đối với ngân hàng là cần liên tục theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn của khách hàng, qua đó đánh giá mức độ rủi ro có thể xảy ra cho từng khoản nợ nhằm phát hiện sớm những khoản tín dụng có khả năng cao chuyển thành nợ quá hạn. Khi đó ngân hàng ngay lập tức cần có các biện pháp can thiệp kịp thời hoặc những hoạt động nhằm giúp đỡ khách hàng có thể trả nợ đúng hạn.
- Quản lý, kiểm soát các khoản cho vay: Đây là một trong những biện pháp nhằm ngăn ngừa nợ quá hạn của ngân hàng và phải được thực hiện ngay sau khi giải ngân khoản vay. Theo đó, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, tiến hành đánh giá hoạt động kinh doanh, khả năng trả nợ một cách thường xuyên và định kỳ. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cũng cần phải đánh giá những biến động của thị trường liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của khách hàng để có những nhận định chính xác hơn, cũng như nhanh chóng phát hiện được những rủi ro tiềm ẩn, thông qua đó đặt ra cơ sở để xử lý những phát sinh có thể xảy ra sau này.
- Công tác thu hồi nợ: Đây được xem là công tác quan trọng để đảm bảo cho khoản tín dụng không bị chuyển thành nợ quá hạn. Theo đó, cán bộ tín dụng cần phải tính toán các thông số liên quan đến nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, ví dụ như kỳ hạn tín dụng, hình thức trả nợ, số tiền lãi và gốc phải hoàn trả. Từ đó, cán bộ tín dụng tiến hành lên kế hoạch cụ thể cho từng kỳ trả nợ cũng như phải luôn kiểm tra tài khoản trả nợ của khách hàng, với bất kỳ một sự chậm trễ nào cũng phải ngay lập tức nhắc nhở khách hàng thanh toán nợ đúng hạn.