Những nhân tố tác động đến quá trình giao thoa văn hóa Tây Nguyên với văn hóa các dân tộc Việt Nam

Một phần của tài liệu Các dân tộc Việt Nam (Trang 28 - 29)

3. Văn hóa Tây Nguyên trong sự giao thoa văn hóa các dân tộc Việt Nam

3.2. Những nhân tố tác động đến quá trình giao thoa văn hóa Tây Nguyên với văn hóa các dân tộc Việt Nam

hóa các dân tộc Việt Nam

- Tây nguyên có vị trí trung tâm của miền núi nam Đông Dương, có những hành lang tự nhiên thông với Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, hệ thống đường giao thông liên hoàn nối với các

tỉnh duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ… có vị trí chiến lược đặc bệt quan trọng về Qp- An, có điều kiện phát triển một nền kinh tế mở, …

Thứ nhất, việc truyền giáo của các tôn giáo vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong những năm gần đây. Tây Nguyên là một địa bàn đặc thù về điều kiện địa lý, ngôn ngữ, tâm lý, phong tục tập quán, nhất là tín ngưỡng đa thần. Các tôn giáo nhất thần thời kỳ đầu không dễ dàng du nhập vào đây, sau khi tìm ra phương pháp truyền đạo có tính đặc thù của mình nên cuối cùng đã thu hút được nhiều cộng đồng các dân tộc theo các tôn giáo.

Thứ hai, sự di cư mạnh mẽ trong nhiều thời kỳ lịch sử trước đây và cũng như trong giai đoạn hiện tại. Tây Nguyên hiện là địa bàn có tỷ lệ dân di cư đông đảo và đa dạng. Bức tranh dân số các tỉnh khu vực Tây Nguyên thể hiện rõ tính đa tộc người. Tỷ lệ tăng dân số cơ học do di dân ở khu vực Tây Nguyên luôn chiếm tỷ lệ cao. Cho đến nay, tại hầu hết các tỉnh khu vực Tây Nguyên, dân tộc thiểu số bản địa chiếm tỷ lệ thấp so với các dân tộc di cư từ nơi khác đến. Ngoài sự di cư đông đảo của người Kinh do chính sách xây dựng vùng kinh tế mới và một số nguyên nhân di dân tự phát khác, hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc di cư vào Tây Nguyên vì lý do kinh tế. Điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi đã thu hút đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc vào Tây Nguyên lập nghiệp. Sự thay đổi cơ cấu dân số kéo theo sự thay đổi văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo. Những người di cư mang theo văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo truyền thống của mình đến vùng đất mới tạo nên tính đa dạng cho văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo nơi này. Mỗi DTTS đến Tây Nguyên đều mang theo những bản sắc văn hóa riêng tạo nên một không gian văn hóa Tây Nguyên phong phú, đa dạng.

Một phần của tài liệu Các dân tộc Việt Nam (Trang 28 - 29)