Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống văn hóa Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Các dân tộc Việt Nam (Trang 40 - 45)

đoạn hiện nay

4.1. Văn hóa trong chiến lược phát triển đất nước

Nền văn hóa Việt Nam được vun đắp qua hàng ngàn năm lịch sử trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc, là nguồn lực to lớn tạo nên những thắng lợi vĩ đại trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, Đảng ta đã

xác định kế thừa và phát huy nguồn lực sức mạnh văn hóa góp phần thúc đầy đất nước phát triển bền vững.

- Trong Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam, tháng 4-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt…” và Người quan niệm: “… văn hóa là động lực của sự phát triển xã hội, phát triển kinh tế…”.

- Văn hóa Tây Nguyên được hình thành từ hàng ngàn năm về trước với những giá trị phong phú, đặc sắc. Phát triển bền vững Tây Nguyên không thể không chú trọng bảo tồn và phát triển văn hóa.

Ngày 17/10/2016, Khi mới hoạt động, kênh VTV5 Tây Nguyên dành bốn giờ mỗi ngày phát sóng chương trình bằng tám thứ tiếng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên như: Ê Đê, Ba Na, Gia Rai, M’nông, K’ho, Giẻ Triêng, Xê Đăng, Chu Ru. Bên cạnh đó, VTV5 Tây Nguyên dành thời lượng cho một bản tin thời sự và một chuyên mục chuyên đề chuyên sâu bằng tiếng Việt nhằm phản ánh kịp thời tình hình kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nguyên cũng như các lĩnh vực trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Theo lộ trình kênh VTV5 Tây Nguyên sẽ được tăng dần thời lượng các chương trình phục vụ các đồng bào các dân tộc Tây Nguyên bằng cả tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số.

Với những pháp lệnh bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, thắng cảnh và mới đây là Luật Di sản của Nhà nước Việt Nam, công tác nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên được đẩy mạnh nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của nó trong cuộc sống hôm nay đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Từ đó đã tổ chức một số lễ hội lớn mang đậm dấu ấn riêng của văn hóa Tây Nguyên: Lễ hội đua voi và cồng chiêng - tỉnh Ðác Lắc tổ chức hằng năm; Lễ hội văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên, tỉnh Lâm Ðồng tổ chức; Ngày hội văn hóa các dân tộc Tây Nguyên tại Hà Nội do Bộ Văn hóa-Thông tin tổ chức. Và một số lễ hội ở quy mô nhỏ của các địa phương...

Các tỉnh ở Tây Nguyên tiếp tục làm tốt công tác bảo tồn, bảo tàng, sưu tầm, lưu giữ và phổ biến những tư liệu khảo cứu và các hiện vật đặc thù của văn hóa Tây Nguyên.

Ðặc biệt, công tác khảo cổ học hết sức được quan tâm. Trong nhiều năm gần đây, nhiều di chỉ khảo cổ đã được phát hiện và tiến hành khảo sát, khai quật và nghiên cứu như: Di chỉ khảo cổ học Lung Leng ở Kon Tum; Di chỉ khảo cổ học Cát Tiên ở Lâm Ðồng... Những kết quả khảo cổ học đã đưa ra những cứ liệu lịch sử và văn hóa cực kỳ quan trọng.

4.2. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy VHTT Tây Nguyên

Là địa bàn chiến lược đặc biệt trọng yếu về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái của đất nước, sự ổn định và phát triển bền vững của Tây Nguyên đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của cả nước. Bởi vậy, để phát triển bền vững văn hóa Tây Nguyên cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, Nhà nước cần phải có chính sách về việc nhanh chóng phục hồi rừng; xử lý nghiêm các hành vi phá hoại rừng. Đây là cơ sở quan trọng cho việc ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như góp phần ổn định xã hội, gìn giữ những giá trị văn hóa đặc sắc của đất và người Tây Nguyên.

Nguyên nhân đều bắt đầu từ rừng. Một khi không còn rừng, vốn được xem là cái nôi của sự sinh tồn, người dân phải bỏ đi nơi khác tìm kế sinh nhai, bỏ lại cả đời sống vật chất hiện tại cùng đời sống tâm linh trên những vùng rừng đã mất; cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ nền tảng bền vững và thiêng liêng gắn với cộng đồng từ đời này qua đời khác. Cái gốc của văn hóa, đời sống bị cuốn trôi theo những cánh rừng bị chặt phá. Văn hóa không còn môi trường tồn tại và phát triển. Sự thuần khiết của những tinh hoa văn hóa bị lai tạp và pha trộn, khiến người dân tộc bản địa đánh mất đi những đặc sắc văn hóa của dân tộc mình. Đó cũng là một tác nhân của việc phát triển các tín ngưỡng, tôn giáo/hay tà giáo cũng như việc lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng của Nhà nước, gây ra tiềm ẩn rủi ro về an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn một số tỉnh Tây Nguyên thời gian qua.

Hai là, cần có chính sách đặc thù để gắn giáo dục với văn hóa Tây Nguyên, nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ Tây Nguyên - những chủ nhân tương lai của vùng đất đỏ ba-zan. Đưa vào chương trình giáo dục phổ thông các vấn đề về văn hóa dân tộc; giải pháp về giáo dục được coi là tiên phong và là yếu tố then chốt, quyết định đến sự phát triển bền vững của Tây Nguyên.

Ba là, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa sự phát triển của tôn giáo và việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của các tộc người ở Tây Nguyên vì tôn giáo và tâm linh là một nét đặc trưng, ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Tây Nguyên. Hiện nay, sự phát triển ồ ạt của tôn giáo, tín ngưỡng như là một tín hiệu phức hợp. Chúng ta cần phải xem xét có chiều sâu tình hình xã hội, không thể thờ ơ hay quy kết giản đơn. Mặt khác cũng cần nhìn nhận, khuyến khích mặt tích cực của một số tôn giáo ở Tây Nguyên, hướng tới mục tiêu chung trong phát triển kinh tế - xã hội.

Bốn là, có những cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển du lịch văn hóa bản làng, du lịch sinh thái, đưa việc giữ gìn và phát triển bền vững văn hóa Tây Nguyên, nhất là văn hóa cồng chiêng vào trong cuộc sống, để các giá trị văn hóa đặc sắc, đa dạng được phát huy và vững bền. Cần xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng (homestay), gắn phát triển du lịch với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên để người dân thực sự phát huy vai trò làm chủ của mình trong hoạt động du lịch, vừa góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần vừa nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy và quảng bá giá trị văn hóa vùng đất đại ngàn tới du khách trong và ngoài nước. Đây được coi là giải pháp mang tính đột phá để phát huy vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững ở Tây Nguyên.

KẾT LUẬN

Như vậy, có thể khẳng định, văn hóa Việt Nam là sự thống nhất trong đa dạng sắc thái văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc. Tính thống nhất không triệt tiêu tính đa dạng, mà là cơ sở để tính đa dạng được thể hiện phong phú hơn, có môi trường bộc lộ tốt hơn thông qua giao thoa văn hóa, sự học hỏi và tiếp thu lẫn nhau giữa các dân tộc. Tính đa dạng bổ sung, làm phong phú, tăng cường tính thống nhất, làm cho cái riêng luôn được chắt lọc, lựa chọn được phần tinh túy để bồi đắp vào cái chung. Mọi biểu hiện tuyệt đối hóa tính đa dạng mà phủ nhận tính thống nhất, hoặc tuyệt đối hóa tính thống nhất mà phủ nhận tính đa dạng đều dẫn tới sai lầm. Chính vì vậy, bảo đảm tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam đòi hỏi phải được nhận thức thống nhất, phải được thao tác hóa thành những tiêu chí cụ thể để thuận lợi khi nhận thức, giáo dục, hoạch định chính sách cũng như thực hành văn hóa trong đời sống hằng ngày; góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tây Nguyên ngày nay, trong mỗi nếp nhà của đồng bào dù là Gia Rai, Ba Na, Xê Đăng, H’re, Ê đê... đều treo trang trọng tấm ảnh Bác Hồ, phía trước mái hiên là cờ Tổ quốc tung bay phấp phới; dọc những con đường bê tông, đường nhựa ngang dọc là hệ thống đèn chiếu sáng cùng những rặng hoa tươi rói, ngát hương. Trong mỗi mái nhà rông, nhà văn hóa ở các buôn, thôn đều có những tủ sách cộng đồng được người dân trân quý và gọi đó là những “chiếc tủ chứa ánh sáng mặt trời!”. Đồng bào các DTTS không còn nặng gánh trước những tập tục lạc hậu, không còn nghe lời mật ngọt xúi giục, lôi kéo của người xấu và những kẻ chống phá cách mạng, rồi vượt biên ra nước ngoài,... Người Ê đê, H’re... không cần phải cất công đi tìm “vị thần mặt trời” như trong truyền thuyết; người Ba Na, Gia Rai ở các làng: Pông, Trớ, Hek, Kinh Pêng không phải mặc định xây nhà quay cửa về hướng mặt trời mọc... Giờ đây, ánh sáng mặt trời đã soi rọi khắp nơi. Đó là ánh sáng của niềm tin-ánh sáng từ chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, luôn chiếu sáng và sưởi ấm cho mỗi thôn, buôn trên khắp núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ!

Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên luôn mang những nét rất đặc trưng riêng của xứ đại ngàn và trở thành một bộ phận không thể thiếu, rất đáng tự hào, trong những giá trị VH Việt Nam. Sự hòa nhập chung trong dòng chảy văn hóa của cả nước ấy, như trăm ngàn dòng suối nhỏ đổ về sông, sông hòa vào biển lớn. Dẫu có làm biến đổi một vài phong tục tập quán, nhưng đã góp phần đưa đời sống văn hóa Tây Nguyên bước ra từ rừng đại ngàn, đến và hòa vào nền văn minh lúa nước, làm nên một tổng thể Văn hóa Việt Nam đa dạng mà thống nhất, đậm đà bản sắc dân tộc.

Một phần của tài liệu Các dân tộc Việt Nam (Trang 40 - 45)