Văn hóa Tây Nguyên hội nhập

Một phần của tài liệu Các dân tộc Việt Nam (Trang 36 - 38)

3. Văn hóa Tây Nguyên trong sự giao thoa văn hóa các dân tộc Việt Nam

3.3.3. Văn hóa Tây Nguyên hội nhập

Hiện nay, các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không cư trú theo lãnh thổ, tộc người riêng biệt mà sinh sống xen kẽ, đan xen nhau, có sự giao lưu về văn hóa với người kinh và các dân tộc thiểu số từ miền trung, miền Bắc đến lập nghiệp. trong quá trình chung sống cận kề, các cộng đồng cư dân tuy thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau nhưng cơ bản có sự hòa hợp, đoàn kết, không phân biệt giữa người tại chỗ và nơi khác đến, cùng chung lưng đấu cật bảo vệ tổ quốc.

Ngôn ngữ: Ở nước ta, tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia (quốc ngữ) và các dân tộc nhìn chung đều có ngôn ngữ của mình (tiếng mẹ đẻ). Ngoài chữ quốc ngữ (dạng viết của tiếng Việt), nước ta có 26 dân tộc thiểu số có chữ viết riêng (như Ba-na, Ê-đê, Gia-rai, Chăm, Khmer, Tày, Nùng, Thái, Mông...). Mọi công dân trên đất nước Việt Nam, dù thuộc dân tộc nào, cũng có trách nhiệm và quyền lợi sử dụng quốc ngữ trong các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... Chỉ trên cơ sở sử dụng thông thạo quốc ngữ mới giúp nâng cao dân trí, mở rộng cơ hội tiếp cận thông tin, xây dựng ý thức quốc gia - dân tộc thống nhất. Về tiếng mẹ đẻ của các dân tộc, Điều 42, Chương II của Hiến pháp năm 2013 khẳng định, công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp. Như vậy, tôn trọng tiếng mẹ đẻ góp phần bảo vệ tính đa dạng của văn hóa các dân tộc.

- Về phương diện văn hóa: Văn hóa các dân tộc thiểu số đã có ảnh hưởng trở lại đối với các tôn giáo. Trong quá trình truyền giáo, qua việc thâm nhập vùng đồng bào các tộc người thiểu số, các giáo sĩ Tin Lành đã để lại một số công trình nghiên cứu về dân tộc học, văn hóa học có giá trị. Những công trình nghiên cứu, dựng chữ viết cho một số tộc người thiểu số có giá trị về ngôn ngữ và văn hóa rất cao, là công cụ hữu ích không chỉ cho việc truyền giáo, mà còn cho sự tiếp xúc văn hóa giữa các tộc người.

- Một số tôn giáo đã sử dụng hình thức sinh hoạt cộng đồng phục vụ cho các nghi lễ tôn giáo, như cồng chiêng, điệu múa, dân ca. Cồng chiêng được sử dụng hầu hết trong lễ hội truyền

thống các dân tộc thiểu số ở Kon Tum, từ lễ hội chung của cộng đồng đến từng gia đình và cá nhân, chuyện vui hay chuyện buồn đều có cồng chiêng chia sẻ. Trong lễ nghi Công giáo, cồng chiêng được sử dụng trong các đám rước, trong và ngoài thánh lễ, khi chôn cất người chết tại nghĩa địa. Khi giám mục kinh lý hoặc thực hiện thánh lễ ở giáo xứ, giáo họ, đội cồng chiêng cùng với giáo dân đánh cồng chiêng tiếp đón long trọng. Đi liền với cồng chiêng là các điệu múa được cách điệu và sử dụng cho dâng lễ, dâng hoa. Các giáo sĩ sử dụng một số làn điệu dân ca Ba Na như hát Xoi, hát Thri vào thánh lễ. Những bài thánh ca mang âm hưởng dân ca Ba Na dễ hát, dễ thuộc, phù hợp với tâm thức tộc người này.

- Trong các công trình kiến trúc tôn giáo có sự địa phương hóa như Nhà thờ Chính tòa Kon Tum, Chủng viện Kon Tum, vừa kết hợp kiểu kiến trúc châu Âu, vừa mô phỏng kiến trúc nhà rông, nhà dài của các dân tộc Ba Na, Xơ Đăng. Các nhà thờ, nhà nguyện xây dựng những năm gần đây cũng mô phỏng theo mô típ kiến trúc nhà rông, như Nhà thờ xứ Đắk Mốt (xã Đắk Mốt, huyện Ngọc Hồi), Nhà thờ xứ Kon Xăm Lũ (xã Đắk Tờ Re, huyện Kon Rẫy)... Cung thánh một số nhà thờ được trang trí theo phong cách dân tộc, nhà tạm là mô hình nhà rông thu nhỏ; tượng nhà mồ được cách điệu trang trí trong và ngoài nhà thờ làm bớt đi những nét phương Tây, đậm nét bản địa, khiến nó trở thành ngôi nhà chung thân thương của cộng đồng.

- Về phương diện xã hội: Theo đạo Tin Lành, do được giảng dạy về nếp sống, quy phạm của mỗi tín đồ, nên nhiều đồng bào các tộc người thiểu số đã bỏ đi những tập tục lạc hậu, thực hiện đường hướng mới trong tổ chức đời sống, gia đình và xã hội. Đây là đóng góp đáng ghi nhận của Tin Lành đối với một bộ phận người thiểu số theo đạo. Người tin nhận đạo đã bỏ hút thuốc, uống rượu, cúng bái tốn kém, ăn chơi phung phí, dần hình thành những tập quán mới tốt đẹp như giữ vệ sinh làng buôn sạch sẽ hơn, cư xử với nhau thân ái hơn, tổ chức tang ma ít tốn kém hơn.

- Hình thành nên cộng đồng dân tộc - tôn giáo, tộc người - tôn giáo: Tôn giáo truyền vào Tây Nguyên đã tạo nên cộng đồng dân tộc - tôn giáo, tộc người - tôn giáo. Nghĩa là, xuất hiện những cộng đồng cùng theo một tôn giáo, bên cạnh mối quan hệ về dân tộc và huyết thống như trước đây thì bây giờ có thêm mối quan hệ tôn giáo. Điều đó, một mặt mở rộng kết cấu xã hội

truyền thống, tăng cường các mối quan hệ xã hội giữa cá nhân với cộng đồng, giữa các nhóm cộng đồng với nhau.

Thúc đẩy việc nâng cao dân trí, khoa học kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe: Tôn giáo đặc biệt là Công giáo và Tin Lành đã có vai trò nhất định trong việc tuyên truyền phổ biến tri thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất, phổ biến những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe… Điều này cũng có nghĩa tôn giáo góp phần phát triển con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện môi trường xã hội vốn lạc hậu, trì trệ của khu vực Tây Nguyên.

- Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên trở thành một bộ phận không thể thiếu, rất đáng tự hào, trong những giá trị văn hóa Việt Nam. Là nguồn khai thác vô tận không chỉ cho các nhà khoa học sưu tầm, nghiên cứu, đưa ra những luận cứ tiên quyết về lịch sử phát triển của xã hội người Việt; mà còn là niềm đam mê cho du khách trong và ngoài nước của thời đại Ú muốn trở lại với cội nguồn hoang sơ. Ðó còn là nguồn cảm xúc mãnh liệt đẩy đến sự thăng hoa cho sáng tạo của các văn nghệ sĩ. Thật là thú vị khi thấy những điệu múa, những âm điệu dân ca và bóng dáng các nhạc cụ dân gian Tây Nguyên xuất hiện trên những sàn diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên cả trong nước và quốc tế.

- Sự hòa nhập chung trong dòng chảy văn hóa của cả nước ấy, như trăm ngàn dòng suối nhỏ đổ về sông, sông hòa vào biển lớn. Dẫu có làm biến đổi một vài phong tục tập quán, nhưng đã góp phần đưa đời sống văn hóa Tây Nguyên bước ra từ rừng đại ngàn, đến và hòa vào nền văn minh lúa nước, làm nên một tổng thể Văn hóa Việt Nam.

Một phần của tài liệu Các dân tộc Việt Nam (Trang 36 - 38)