Tiếp thu những nguồn văn hóa mớ

Một phần của tài liệu Các dân tộc Việt Nam (Trang 32 - 36)

3. Văn hóa Tây Nguyên trong sự giao thoa văn hóa các dân tộc Việt Nam

3.3.2. Tiếp thu những nguồn văn hóa mớ

a. Ảnh hưởng văn hóa Chăm: Một trong những dòng văn hóa xâm nhập vào Nam Tây Nguyên khá sớm là dòng văn hóa Ấn từ biển Đông thông qua người Chăm để đi lên phía rừng. Cũng ngay tại thánh địa Cát Tiên,sự giao lưu văn hóa này để sản sinh ra một dòng văn hóa mới thánh địa Cát Tiên chính là tượng thần Siva được tìm thấy qua 8 lần khai quật tại đây.

Theo quan niệm của nhiều cổ dân trên thế giới, trong đó không loại trừ cổ dân Nam Tây Nguyên, thì thần Siva được tôn thờ với nhiều hình mẫu khác nhau; nhưng trước hết, đó là một trong ba vị thần tối cao có nhiệm vụ trấn giữ đền tháp và giúp người đứng đầu cộng đồng cai quản chúng sinh. Ở nhiều di chỉ khảo cổ học trên thế giới, hình ảnh tượng thần Siva được tìm thấy nhiều nhất là hình ảnh thiếu nữ có nhiều cánh tay trong tư thế đứng múa; phổ biến là tượng 8 tay và 6 tay. Tuy nhiên, tại di chỉ khảo cổ học Cát Tiên, trong lần khai quật mới đây nhất, các nhà khảo cổ học lại tìm thấy bức phù điêu có tượng thần Siva với hình ảnh một phụ nữ ngực trần, hai tay cầm một lá sen và bông sen. “Thần Siva trên đường du nhập từ biển Đông vào Việt Nam và lên đến Nam Tây Nguyên đã được đơn giản hóa và mang ý nghĩa “hòa bình” nhiều hơn!” – nhận xét của một nhà khoa học có uy tín. Theo đó, thay vì có những 8 hoặc 6 tay, trên tay cầm những vật như đinh ba, dao găm, chén dầu lửa… thì thần Siva khi “đến” thánh địa Cát Tiên chỉ còn hai tay và cầm lá sen và bông sen – biểu tượng của hòa bình và no ấm.

Nhìn rộng hơn, theo các nhà khoa học, văn hóa Ấn giáo đã đi từ biển Đông vào Việt Nam, ảnh hưởng khá rõ ở văn hóa Chăm, sau đó tiếp tục gây ảnh hưởng lên đến Tây Nguyên (hiện ở Tây Nguyên vẫn còn nhiều di tích của văn hóa Ấn mang dáng dấp Chăm), trong đó có Nam Tây Nguyên – Lâm Đồng. Tuy nhiên, khi đến được vùng đất này, nền văn hóa ấy đã được “bản địa hóa” bởi chính nền văn hóa của cư dân bản địa mà tượng thần Siva nói trên là một minh chứng.

- Về tôn giáo, ngoài việc đáp ứng nhu cầu về mặt tín ngưỡng, đạo Công giáo và Tin Lành cần có một đấng tối cao để tôn thờ thì về mặt giáo lý, những điều răn được gắn với thực tiễn cuộc sống, như: thực hiện chế độ một vợ một chồng, sống chung thủy, tôn trọng nhau, biết tha thứ cho những lỗi lầm của người khác, không gian dối… đã góp phần làm cho đời sống đồng bào hướng đến những giá trị luân lý tốt đẹp. Cùng với đó là những lời khuyên bảo của các giáo sĩ đối với những người theo đạo về thực hiện nếp sống văn minh, tiến bộ như không chây lười, không uống rượu, cờ bạc, bỏ những hủ tục... Chính từ việc tuyên truyền, hướng dẫn của các giáo sĩ mà từ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, những làng theo đạo đã biết làm ruộng nước, biết ngăn sông đắp đập, sử dụng trâu kéo cày, tổ chức các hình thức sản xuất tập trung, tuân thủ nghiêm túc lịch thời vụ; nhà cửa được xây dựng khang trang, sạch sẽ, những tập tục nặng nề về ma chay, cưới xin, những hủ tục như chết chôn chung, những kiêng cữ vô lý, nạn ma lai và cả những cách hành xử theo luật tục đều được xóa bỏ, đời sống kinh tế của một bộ phận người dân có đạo được nâng lên. Khi tôn giáo truyền vào đã góp phần biến đổi tâm lý con người Tây Nguyên (chủ yếu là người dân tộc thiểu số) từ tự ti, khép kín trở nên hòa nhập hơn, cởi mở hơn, tự tin hơn. Ngay cả những thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng dần dần thay đổi theo hướng khoa học hơn, vệ sinh hơn, tiến bộ hơn. Một điều khác nữa, những người theo Đạo Công giáo, Tin Lành được giáo dục, dạy bảo về những tri thức khoa học cơ bản, giúp cho người dân tộc thiểu số nâng cao trình độ nhận thức.

- Biến đổi về niềm tin tôn giáo cũng là một chỉ báo quan trọng đối với tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay. Tôn giáo hiện có chiều hướng khoan dung hơn, ở nhiều nơi tín đồ Công giáo tham gia khá thường xuyên lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số hay các lễ hội Phật giáo trên địa bàn và ngược lại. Công giáo ở Tây Nguyên, cùng xu thế với nhiều vùng miền trong cả

nước, chấp nhận tôn kính tổ tiên tại nhà. Hầu hết các gia đình Công giáo có ban thờ tổ tiên bên cạnh ban thờ Chúa. Vào ngày giỗ tổ tiên, ngoài rước lễ tại nhà thờ, một vài gia đình Công giáo còn làm lễ giỗ tại nhà. Trở về với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một biểu hiện rõ ràng tính khoan dung tôn giáo của người Công giáo Việt Nam.

b. Nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hóa

Cùng với “chuẩn” văn hóa cự thạch và sự định hình của nền văn hóa cổ của cư dân Cát Tiên, trên vùng đất Nam Tây Nguyên – Lâm Đồng – còn là nơi hội tụ của nhiều dòng văn hóa bản địa và cả ngoại lai khác trong quá khứ chảy dài đến hiện tại. Lịch sử tộc người chỉ ra rằng, Nam Tây Nguyên là vùng đất của cổ dân thiểu số bản địa thuộc ngữ hệ Môn Khơme như người Mạ, người Cơho… Tiếp đến, trong chiến tranh Chăm – Việt, một bộ phận người Chăm ở Nam Trung Bộ đã dạt lên vùng đất Nam Tây Nguyên để định cư và lâu dần trở thành các tộc người bản địa với hai tên gọi chính là Churu và Raglai.

Hơn nửa thế kỷ trước, đồng bào dân tộc Thái từ các tỉnh Sơn La, Lai Châu vào xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột lập nghiệp mang theo nét đẹp trang phục truyền thống, chữ viết và các loại hình nghệ thuật dân gian khác như: "Hạn khuống", đàn tính tẩu và Tết Thái vào rằm tháng giêng. Ngày hội Tết Thái là thời điểm để các cô gái Thái khoe trang phục truyền thống, hát những bài hát Thái, điệu múa xòe, nhảy sạp rộn ràng và cùng chơi ném còn.

Nhiều năm qua, Lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc tại huyện Krông Năng là một điểm nhấn văn hóa thu hút rất đông du khách trong và ngoài tỉnh tham gia. Nơi đây hội tụ nét đẹp múa xòe của người Thái, điệu hát then, hát lượn hòa vào tiếng đàn tính của người Tày, Nùng vang vọng giữa không gian bao la núi rừng Tây Nguyên. Các thế hệ tiếp nối nhau phát triển đội văn nghệ dân gian, Câu lạc bộ đàn tính, hát then. Đặc biệt, tại làng Quảng Hòa, thôn Tam Điền, xã Ea Tam, đồng bào Nùng vẫn còn giữ những nếp nhà xưa. đồng bào Mông ở vùng Tây Bắc đã mang nét đẹp của chợ phiên đến xã Đắk R’măng, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông. Chợ phiên Đắk R’măng được tổ chức vào chủ nhật hàng tuần, đồng bào Mông ở khắp các địa phương trên địa bàn huyện Đăk G’long về chợ phiên mua sắm, vui chơi và thưởng thức những món ẩm thực truyền thống của dân tộc mình, gặp gỡ, kết giao bạn bè.

Bà La Bế Thủy Trang, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Tam cho biết, văn hóa là nguồn cội, hồn cốt của dân tộc. Các DTTS làm cho diện mạo đời sống văn hóa Tây Nguyên ngày càng phong phú. Không chỉ đơn thuần giữ gìn bản sắc văn hóa mà bà con còn giao lưu văn hóa, thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc.

- Bên cạnh việc tích cực lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp thì đẩy mạnh gìn giữ giá trị văn hóa tốt đẹp và bài trừ, đẩy lùi các hủ tục trong đồng bào DTTS. Đó không chỉ là việc giúp người dân hình thành nếp sống mới, lề lối sinh hoạt khoa học, rèn luyện thái độ, kỹ năng lao động hiện đại, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Cách đây 5 năm, tại các làng: Pông, Hek, Trớ và King Pêng, thuộc xã Chư A Thai. Khi ấy người dân bản địa, chủ yếu là dân tộc Ba Na sống chen chúc, chật chội, không phân định ranh giới giữa các gia đình. Hệ thống điện, đường giao thông tạm bợ, thiếu nước sạch. Trình độ dân trí thấp, tập quán sinh hoạt, sản xuất lạc hậu. Đồng bào nuôi nhốt gia súc, gia cầm ngay dưới sàn nhà ở; không có nhà vệ sinh; không biết trồng rau xanh, cây ăn quả phục vụ đời sống. Hơn thế, đất đai cằn cỗi và hầu hết người dân thiếu đất canh tác nên tỷ lệ hộ nghèo của 4 làng lên đến 55%. Thậm chí, một số hộ dân còn tự ý di dời lên sống trên núi Cheng Leng (thuộc xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) với “4 không”: Không điện, không nước sạch, không trường học, không trạm y tế.

Ngày nay, hệ thống cơ sở hạ tầng: Điện, đường, nước sạch được xây dựng lại bảo đảm thuận tiện cho sinh hoạt và sản xuất. Nhiều nơi , hộ đồng bào DTTS kết hợp với doanh nghiệp xây dựng cánh đồng lớn phát triển cây mía, cho thu nhập cao hơn các cây trồng truyền thống, vườn rau xanh cho 107 hộ; chuyển giao nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi và tạo điều kiện cho người dân vay vốn ngân hàng chính sách xã hội phát triển kinh tế. Từ đó, đời sống của đồng bào DTTS được nâng lên rõ rệt; phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương. Bà con dầntừ bỏ lối sống cũ, đồng lòng xây dựng nếp sống mới; vui vẻ dựng những mái nhà sàn hướng ra mặt đường (chứ không bắt buộc phải quay về hướng mặt trời mọc như trước đó)... Thực hiện chỉnh trang khuôn viên nhà ở; xây dựng chuồng nuôi nhốt gia súc, gia cầm, xử lý rác thải, công trình vệ sinh; xây dựng đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp; áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi; tiết kiệm trong chi tiêu; chăm lo nuôi dạy con cái, gia đình không có nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống”; “Mỗi hộ có 1 vườn rau xanh và cây ăn trái”..

Đến Tây Nguyên, đồng bào các DTTS cùng nhau góp công góp sức khôi phục, phát huy các di sản văn hóa,những vốn quý của tổ tiên để lại góp những sắc màu vào bức tranh văn hóa đa sắc màu các dân tộc trên vùng đất đỏ ba zan.

Một phần của tài liệu Các dân tộc Việt Nam (Trang 32 - 36)