Văn hóa Tây Nguyên và những khó khăn, thách thức trong bảo tồn bản sắc

Một phần của tài liệu Các dân tộc Việt Nam (Trang 38 - 40)

3. Văn hóa Tây Nguyên trong sự giao thoa văn hóa các dân tộc Việt Nam

3.4. Văn hóa Tây Nguyên và những khó khăn, thách thức trong bảo tồn bản sắc

Nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào đang bị mai một, bào mòn trước tác động của mặt trái cơ chế thị trường, hay những sai lầm, khuyết điểm từ cách làm nóng vội, có phần áp đặt ở một số cấp ủy, chính quyền cơ sở. Thành thử, ở nhiều nơi, các lễ hội bị cách tân quá trớn, mất đi bản sắc; âm nhạc Tây Nguyên ít dần những tác phẩm hay và nghệ nhân xuất chúng; trang phục đồng bào bị lai tạp, biến tướng; hay những mái nhà rông dẫu được xây

dựng theo lối hiện đại nhưng lại mất đi các giá trị thẩm mỹ về kiến trúc, hoa văn đặc trưng của mỗi cộng đồng DTTS.

Nguyên nhân dẫn đến sự mai một, phai nhạt các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có hệ thống tri thức bản địa quý giá. Một trong những nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là sự chi phối của quy luật phát triển của lịch sử - văn hóa; sự thay đổi của môi trường tự nhiên, xã hội; vấn đề bản lĩnh văn hóa trong việc xử lý các yếu tố ngoại lai và trách nhiệm của các cơ quan quản lý bởi cách làm hời hợt và áp đặt. Sự biến đổi cũng dẫn đến ba nguy cơ sau: Làm biến mất bản sắc văn hóa tộc người; con người Tây Nguyên sẽ mất điểm tựa văn hóa, từ đó dẫn đến xa rời cộng đồng, mất phương hướng tự điều chỉnh và tự giáo dục; phá vỡ tính ổn định và phát triển bền vững của xã hội…

- Mối quan hệ rừng - con người – văn hóa là hữu cơ, gắn bó; là mối quan hệ tương sinh, có rừng thì có người, có văn hóa,; ngược lại mất rừng thì người đi, văn hóa mất, là hậu quả của mối quan hệ tương khắc, trái qui luật, không hài hòa, hợp lý. Sự mất cân bằng đó tất dẫn đến đời sống nhân dân các dân tộc Tây Nguyên gặp nhiều khó khăn. Do đó, người dân sẽ ít quan tâm đến việc giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống. Đã có tình trạng ở một số địa phương, người dân phải bán cả cồng chiêng, ché, nhà cổ để làm vốn sản xuất, sinh nhai.

-

• Ngôn ngữ: hiện nay, ở cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, hiện tượng quên dần tiếng mẹ đẻ đang diễn ra khá phổ biến ở lớp trẻ. Biểu hiện rõ nhất là vốn từ tiếng mẹ đẻ của họ nghèo nàn nên thường phải mượn từ tiếng Việt thay thế. Theo ghi nhận của chúng tôi, còn rất ít bạn trẻ nhớ và sử dụng được những từ thuộc về văn hóa cổ truyền. Nguyên nhân có thể do môi trường, điều kiện giao tiếp và thực hành tiếng mẹ đẻ của thế hệ trẻ ngày càng ít đi, từ đó, họ hình thành tâm lý ngại dùng. Ðiều này càng làm cho họ phai nhạt niềm tự hào dân tộc, dần mất đi tâm hồn và tính cách dân tộc, xa rời những giá trị cơ bản của văn hóa tộc người..

• Kinh tế: Nghề thủ công truyền thống của đồng bào chủ yếu là dệt thổ cẩm, ủ rượu cần, đan lát, rèn, đúc nhẫn bạc, làm gốm... Sản phẩm của các nghề này chứa một hàm lượng văn hóa tộc người rất cao nhưng hiện nay đang tồn tại lay lắt, thậm chí có một số nghề đã mất hẳn. Sự mai một đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do sản phẩm của nghề thủ công của đồng bào chưa phải là hàng hóa (chỉ để đổi chác trong buôn làng), nguồn nguyên liệu khan hiếm, kỹ thuật chế tác giản đơn, ý thức học nghề và truyền nghề không cao, sự cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp…

• Nhà ở: Đi dọc Tây Nguyên một điều dễ nhận thấy là sự thay đổi của các buôn làng. Rất khó tìm thấy những nhà rông, nhà dài, nhà sàn, thay vào đó là những ngôi nhà xây gạch, lợp ngói trông giống như một xóm tái định cư nào đó, làm cho ta cảm thấy chất Tây Nguyên đã mai một, không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng bị đông cứng lại như những khối bê tông ở các nhà dài mới được xây dựng trong những năm gần đây từ vốn ngân sách.

• Những mâu thuẫn, xung đột xã hội: Giai đoạn đầu, đạo Công giáo và Tin Lành truyền vào Tây Nguyên phá vỡ kết cấu xã hội truyền thống nhất định, cũng đã gây nên những mâu thuẫn, xung đột xã hội. Trong quá trình phát triển đạo đến những vùng đất ngoại nên về mặt tín ngưỡng, Công giáo và về sau là Tin Lành đã thực hiện “phá thần” đối với tín ngưỡng truyền thống của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên.

• Sự biến đổi văn hóa, tín ngưỡng dân tộc thiểu số: Một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số đang từng bước bị đổi thay. Tôn giáo làm thay đổi, biến dạng nhiều lễ hội, tập tục truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số địa phương. Nhiều tín ngưỡng truyền thống các dân tộc thiểu số đang dần bị xóa bỏ. Lễ hội truyền thống không còn được tổ chức theo tập tục từ xưa, mà có sự pha chế giữa yếu tố cũ và yếu tố mới, hoặc được pha trộn với các lễ nghi tôn giáo.

• Về mặt xã hội, trong cộng đồng dân cư đã có sự phân hóa sâu sắc. Những mâu thuẫn xung đột xuất hiện dưới dạng mâu thuẫn về giá trị, về văn hóa... nhưng sau đó sẽ biến thành những mâu thuẫn nhất định giữa cộng đồng mới với cộng đồng cũ, tức là cộng đồng truyền thống với cộng đồng theo các tôn giáo. Vai trò của Già làng bị suy giảm, thay vào đó xuất hiện những người tiêu biểu mới trong tôn giáo.

Một phần của tài liệu Các dân tộc Việt Nam (Trang 38 - 40)