Văn hóa Tây Nguyên trong sự giao thoa văn hóa các dân tộc Việt Nam 1 Bảo tồn nền văn hóa bản địa

Một phần của tài liệu Các dân tộc Việt Nam (Trang 29 - 32)

3. Văn hóa Tây Nguyên trong sự giao thoa văn hóa các dân tộc Việt Nam

3.3. Văn hóa Tây Nguyên trong sự giao thoa văn hóa các dân tộc Việt Nam 1 Bảo tồn nền văn hóa bản địa

3.3.1. Bảo tồn nền văn hóa bản địa

Hiện nay, Tây Nguyên là nơi còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị thẩm mỹ độc đáo như: nhà rông, nhà dài, đàn đá, tượng nhà mồ, các lễ hội và kho tàng văn học dân gian với những bản trường ca, truyện cổ, truyện ngụ ngôn, lời nói vần, những làn điệu dân ca đậm đà bản sắc lưu truyền qua nhiều thế hệ. Một trong những di sản nổi tiếng là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

- Giá trị văn hóa tinh thần của Tây nguyên hội tụ đậm nét ở lê hội. Lễ hội là một hình thái sinh hoạt tinh thần mang đậm đà bản sắc dân tộc Tây nguyên, thường được tổ chức sau những ngày lao động mệt nhọc. Giá trị văn hóa tinh thần trong lễ hội của người Tây nguyên được thể hiện trong các lễ hội nông nghiệp, lễ hội phong tục, lễ hội tôn giáo, lễ hội lịch sử như hội mùa, lễ tỉa hạt, lễ cúng máng nước, cúng nồi, lễ đâm trâu, lễ hội Pơ thi, Lễ hội Cồng chiêng...Lễ hội của đồng bào Tây nguyên là bài ca về lòng yêu nước nồng nàn của các dân tộc Tây nguyên, là truyền thống coi trọng quá khứ, uống nứơc phải nhớ lấy nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, là bài ca về tình yêu thương cộng đồng qua biểu tượng "Đàu trâu máng nứơc", là tinh thần bao dung hòa đồng trong quan niệm hoang "sơ thiên, địa, nhân", là tinh thần thượng võ trong đấu tranh với thiên nhiên, với kẻ thù qua các lễ đâm trâu, lễ hội Cồng Chiêng, múa khiên, múa trống, là sự thủy chung trọn vẹn trong tình yêu qua "bổ củi hứa hôn" và "chiếc vòng cầu hôn".

- Giá trị văn hóa tinh thần ở Tây nguyên còn được thể hiện ở những kinh nghiệm thuần dưỡng voi, ở những bài thuốc gia truyền chữa bệnh,ở kỹ thuật đúc đồng để chế tạo ra đàn đá và nhạc khí Cồng Chiêng, là các nghệ nhân điêu khắc qua các tượng nhà mồ của các dân tộc Gia Rai, Bana, Êđe,Mnông, là kỹ thuật trang trí dệt nên những hoa văn của các trang phục các dân tộc, là tinh thần anh dũng, mưu trí tuyệt vời qua truyền thuyết Đam San, Xing Nhã, Đia Đon, cũng như các anh hùng thời nay như anh hùng Núp, anh hùng Nơ Trang Long... Được hội tụ lại trong làng Kông Hoa, Bản Đôn, trong chiến thắng An Khê, Plây Me, Buôn Mê Thuật, Sa Thày, Đắk Tô, Đắk Nông, Đắk Min. Giá trị tinh thần còn đọng lại 200 tục lệ của người Êđê, 100 tục lệ của người Mnông và hàng nghàn tục lệ của người Gia Rai, Bana,Giẻ Triêng, Rơ Ngao, Xê Đăng, qua các ứng xử trong cộng đồng, qua việc ăn, ở, mặc, giải trí, trong việc cưới, tang, lễ nghi,tín ngưỡng và tôn giáo.

- Giá trị vật thể trong văn hóa nghệ thuật Tây nguyên bao gồmnhạc khí, kiến trúc, hội họa trên các trang phục. Nhạc khí các dân tộc Tây nguyên không thể không nói đến nhạc cụ dây(cordiophon)gồm các loại kèn vĩ như đàn Kơ ny, loại búng như đàn Goong, loại gẩy như đàn Brô hay nhạc cụ hơi(Airophone) có loại hơi lùa như Đinh Duk, Klongut,loại lưỡi gà rung tự do như Alat Tơ Điệp Đinh khan, loại hơi lỗ vòm như Đinhtuk hoặc nhạc cụ tự thân vang ldiophone như đàn trưng, chiêng Kial, Khinh Khung, Klong Klai cũng như nhạc cụ màng rung(Membranophone) gồm trống Sơgơr(trống nhỏ đeo trước ngực)và trống Pơ Nông(trống lớn treo lên hoặc khênh đi để đánh).

- UNESCO, tổ chức văn hóa giáo dục khoa học Liên Hiệp Quốc vừa qua đã công nhận"không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên là nghệ thuật truyền khẩu đặc sắc và di sản phi vật thể cảu nhân loại. Đây là phần thưởng quý giá, tôn vinh nền văn hóa Việt Nam và con người Việt Nam những người biết duy trì và phát huy giá trị văn hóa Tây nguyên.

- Giá trị văn hóa hữu hình ở Tây nghuyên đến nay vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Đó là những ngôi nhà rông, nhà sàn của người Bana, Gialai, Êdê, Mnông hướng về phía bắc nam để lấy ánh sáng mặt trời tới sườn Đông Tây như hoa hướng dương. Đó là cầu thang nhà rông nhà sàn mang dáng bầu vú mẹ tiêu biểu cho mẫu hệ Tây nguyên, là những thiết chế nhà dài (kopan) được đẽo nguyên từ thân cây lớn, là ché rựu cần bên bếp lửa hồng, là những công cụ sản xuất thô sơ bằng đá, bằng đồng, là những vòng bạc, vòng đồng đeo ở cổ tay, chân trong những gày hỏi chồng(Trôk kô - ông), lễ thỏa thuận (Bi Kuộd) và lễ cưới ( Kbih Ungmô)

- Cồng chiêng được sử dụng trong nhiều nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng, được xem là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu của con người với thần thánh và thế giới siêu nhiên. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt ở sự đa dạng, độc đáo của kỹ thuật diễn tấu mà còn biểu tượng cho cuộc sống của cộng đồng các dân tộc bản địa, bắt nguồn từ sự tổng hòa các giá trị văn hóa đa dạng, như: giá trị biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hóa vùng; giá trị biểu thị đặc trưng văn hóa tộc người hoặc nhóm tộc người; giá trị phản ánh đa chiều; giá trị nghệ thuật; giá trị sử dụng đa dạng; giá trị vật chất; giá trị biểu thị sự giàu sang và quyền uy; giá thị tinh thần; giá trị cố kết cộng đồng và giá trị lịch sử.

- Luật tục vẫn còn nhiều mặt tích cực trong giải quyết các quan hệ dân sự như duy trì văn hóa truyền thống, tranh chấp, từ hôn… Xử lý bằng luật tục có kèm theo hình phạt nhưng luôn hướng đến sự hòa giải và đoàn kết.

- Văn hóa Tây Nguyên rất phong phú, đa dạng, gắn kết chặt chẽ với bản, làng và đặc trưng luật tục, lễ hội đặc sắc trong không gian rừng đại ngàn mênh mông. Các lễ hội truyền thống ở Tây Nguyên biểu thị những quan niệm về con người, trở thành những hội vui với sự tham gia của toàn thể cộng đồng, thậm chí cả các dòng tộc khác hoặc các buôn lân cận, như lễ cúng bến nước, lễ ăn cơm mới, lễ cưới cho người trẻ, lễ mừng thọ người già, lễ bỏ mả… Mỗi hội lễ là một tổng thể nguyên hợp, tiêu biểu cho đời sống văn hóa cổ truyền các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, cho nền văn minh nương rẫy.

- Tất cả vẻ đẹp hoang sơ của đời sống tinh thần và vật chất miền núi đều bộc lộ vẹn nguyên ở đó. Cộng đồng là người sáng tạo say mê, cộng đồng cũng đồng thời là người say sưa hưởng thụ.

- Mặc dù riêng biệt nhưng không thể phủ nhận được rằng: đời sống văn hóa cổ truyền các dân tộc thiểu số Tây Nguyên làm phong phú và đa dạng thêm nền văn hóa Việt Nam

- Nền văn minh nương rẫy Tây Nguyên đã cống hiến cho dân tộc Việt Nam một địa chỉ văn hóa, với ba hình thái văn hóa phi vật thể lớn: Kho tàng đồ sộ các trường ca - sử thi truyền miệng mà không một đất nước nào trên thế giới có được; vùng không gian văn hóa cồng chiêng độc đáo và phong phú; vùng du lịch sinh thái và văn hóa huyền thoại đầy sức quyến rũ.

Một phần của tài liệu Các dân tộc Việt Nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w