Giảm tỉ trọng gia công thuần tuý, tăng tỷ trọng FOB

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do việt nam hàn quốc (VKFTA) và giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam (Trang 31 - 32)

D. Những ảnh hưởng của VKFTA đối với công ty cổ phần may Việt Thịnh và đề xuất giải pháp:

c) Giảm tỉ trọng gia công thuần tuý, tăng tỷ trọng FOB

Mục tiêu đề xuất: Công ty đang và sẽ cố gắng thay thế hoạt động xuất khẩu gia công thuần túy bằng xuất khẩu hàng tự doanh, bước đầu tự chủ nguồn nguyên phụ liệu đầu vào để gia tăng giá trị xuất khẩu, thu được nhiều lợi nhuận cho Công ty.

Cơ sở đề xuất giải pháp: Trong những năm gần đây, ngành may mặc nước nhà đang dịch chuyển dần từ hoạt động gia công thuần túy với tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu cao sang hình thức sản xuất tự chủ nguyên liệu (FOB, ODM) để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt, người dân Hàn Quốc ưa chuộng những sản phẩm may mặc cho thương hiệu cao cấp, có thương hiệu, đồng thời phải đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Đây là cơ hội và cũng là thách thức cho Công ty trong hoạt động nghiên cứu sáng tạo ra những sản phẩm hàng may mặc mới đạt tiêu chuẩn, đa dạng mẫu mã, chủng loại để đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng khách hàng tại một thị trường đầy tiềm năng như Hàn Quốc.

Biện pháp thực hiện:

● Tiếp tục nâng cao hiệu quả gia công để từng bước tạo tiền đề chuyển sang phương thức FOB là chủ đạo: Trong vài năm qua, với nội lực còn chưa đủ mạnh. Công ty vẫn tiếp tục phương thức gia công để giữ uy tín với khách hàng truyền thống như EU, Nhật Bản,...hay tạo uy tín với khách hàng tiềm năng khác thông qua ưu thế như giá rẻ, chất lượng tốt, giao hàng đúng hẹn... Đồng thời cũng qua đó học hỏi

kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ các nước bạn, tích luỹ đổi mới trang thiết bị, tạo cơ sở vật chất chuyển dần sang phương thức xuất khẩu trực tiếp.

● Đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu:

Khi ngành dệt chưa tạo được chỗ đứng vững chắc trên thương trường. Công ty cần có mối quan hệ chặt chẽ với những bạn hàng nước ngoài uy tín để có thể yên tâm về nguồn cung cấp nguyên liệu .

Tạo mối quan hệ mật thiết qua lại với các doanh nghiệp dệt trong nước để tương lai khi ngành dệt phát triển mạnh về chiều sâu thì Công ty sẽ có nguồn nguyên liệu chất lượng cao, đảm bảo cung cấp cho nhu cầu của mình.

Tiếp tục đầu tư, hợp tác với các xí nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu liên kết với Công ty để không những đảm bảo nguồn cung cho nội bộ Công ty mà còn có thể cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành cũng như xuất khẩu tăng thu ngoại tệ cho doanh nghiệp.

● Để chuyển sang hình thức gia công FOB có hiệu quả, Công ty cần phải kinh doanh bằng sản phẩm có nhãn mác là chính thương hiệu của mình. Tuy nhiên để có thương hiệu mạnh, tạo được uy tín không phải là vấn đề dễ dàng thực hiện được trong thời gian ngắn mà cần có sự phấn đấu nỗ lực lâu dài của toàn thể Công ty. ● Xây dựng kế hoạch hợp tác với viện nghiên cứu thời trang hay thuê chuyên viên

nước ngoài làm tốt khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm cho Công ty. Đồng thời, đào tạo chính quy chuyên sâu nhân viên thiết kế của Công ty như cho tu nghiệp tại các khóa học thiết kế thời trang ngắn hạn hay cho đào tạo tại các xí nghiệp nước ngoài hiện có mối quan hệ kinh doanh, kết hợp với các chính sách đãi ngộ thoả đáng cho người lao động,.. để họ cống hiến và gắn bó lâu dài với Công ty.

● Tăng cường công tác đăng ký bảo hộ thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa. Hiện nay, Công ty vẫn thực hiện phương thức xuất khẩu qua các nước trung gian nên công tác bảo hộ thương hiệu chưa thực sự được coi trọng. Đăng ký nhãn hiệu chung cho nhiều sản phẩm để bảo hộ sản xuất trong điều kiện tài chính còn hạn hẹp và tìm kiếm sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm bảo vệ thương hiệu của mình.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do việt nam hàn quốc (VKFTA) và giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)