Củng cố công tác giao nhận hàng hóa xuất khẩu

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do việt nam hàn quốc (VKFTA) và giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam (Trang 32 - 33)

D. Những ảnh hưởng của VKFTA đối với công ty cổ phần may Việt Thịnh và đề xuất giải pháp:

d) Củng cố công tác giao nhận hàng hóa xuất khẩu

Mục tiêu đề xuất: Trong thời gian tới, Công ty sẽ đồng bộ, chuyên môn hóa các khâu trong hoạt động giao nhận hàng hóa để liên tục hoàn thành các đơn đặt hàng, tạo niềm tin cho các khách hàng lâu năm lẫn khách hàng lần đầu hợp tác với Công ty. Đồng thời, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình với các doanh nghiệp khác cùng ngành trong thời buổi toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại như hiện nay.

Cơ sở đề xuất giải pháp: Giao nhận hàng gia công xuất khẩu là một quy trình quan trọng trong quy trình kinh doanh hàng hóa xuất khẩu. Và giao hàng đúng hạn là một yêu cầu quan trọng đối với sản phẩm nói chung và sản phẩm may mặc nói riêng bởi tính thời vụ và phù hợp với tính thời trang vốn có của loại sản phẩm này, nó cũng quyết định tính cạnh tranh của sản phẩm. Muốn vậy, cần phải chủ động trong khâu vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá. Việc tính toán, lên kế hoạch một cách kỹ lưỡng, thực hiện hợp đồng theo đúng tiến độ chưa đủ mà còn đòi hỏi rất nhiều khâu vận chuyển, giao hàng.

Biện pháp thực hiện:

● Khuyến khích nhân viên trau dồi và sử dụng thành thạo một ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh để có thể trực tiếp trao đổi đàm phán với bạn hàng cũng như đọc hiểu và ứng dụng nhứng tư liệu trên mạng và tài liệu kỹ thuật mà các bên đối tác cung cấp. ● Phải có đội ngũ kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi để có thể linh hoạt, ứng phó tốt

trong quá trình đàm phá với bạn hàng nhằm mang lại cho công ty những điều khoản có lợi trong quá trình sản xuất, giao hàng. Đặc biệt là phương thức giao hàng, không nhất thiết phải sử dụng phương thức FOB cho mọi hợp đồng mà tuỳ trường hợp có thể sử dụng thêm điều kiện CIF hoặc DDP nếu tương lai có những văn phòng đại diện ở nước ngoài. Ngoài ra, việc chuyển sang hình thức CIF hoặc DDP sẽ giúp Công ty chủ động được trong việc thuê phương tiện chuyên chở với lịch trình phù hơp. Bên cạnh đó, còn giúp ngành ngoại thương của đất nước phát triển, các công ty Logistics sẽ có nhiều cơ hội phát triển và khẳng định mình với các doanh nghiệp nước ngoài.

● Bên cạnh đó, nên tạo mối quan hệ chặt chẽ với các hàng tàu lớn trên thế giới hoặc với các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước để thuận tiện cho công tác thuê tàu, vận chuyển và bảo hiểm, đảm bảo giao hàng cho khách hàng đúng hẹn, giảm thiểu rủi ro xảy ra cho hàng hoá.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do việt nam hàn quốc (VKFTA) và giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)