Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn ở trường tiểu học ……………” (Trang 30 - 33)

Nhà trường muốn phát triển chỉ có thể tự thay đổi bằng nội lực của chính mình; đồng lực mạnh nhất giúp nhà trường phát triển là xây dựng tình đồng nghiệp để giáo viên phát triển năng lực chuyên môn, đồng thời thiết lập tình đoàn kết giữa các giáo viên trong trường, giáo viên trong tổ.

Nhằm giúp mỗi giáo viên ngày càng nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, nhà trường cần tổ chức bồi dưỡng giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp tổ hàng tuần. Giáo viên trong tổ thay nhau tiến hành các tiết dạy cho các giáo viên khác dự giờ. Bằng cách phân tích sâu thực tế giảng dạy của đồng nghiệp, trao đổi với đồng nghiệp,

giáo viên có thể thay đổi quan điểm của mình để nhìn nhận một cách khách quan hơn về việc học, phát triển của học sinh. Cũng có thể thông qua thực tế giảng dạy của đồng nghiệp, giáo viên se nhận xét được thực tế giảng dạy của mình. Tất cả mọi người đều được dự giờ, được nghe góp ý xây dựng giờ dạy của đồng nghiệp mình. Từ đó se cải thiện được phương pháp dạy học của chính mình.

Mục đích của sinh hoạt chuyên môn là nhằm xây dựng mối quan hệ giúp đỡ giữa các đồng nghiệp. Do vậy, cần phải cải tiến phương pháp thảo luận. Hiện nay, hầu hết các buổi sinh hoạt chuyên môn để bàn về một tiết dạy của đồng nghiệp thì giáo viên dự giờ không muốn góp ý phát biểu ý kiến vì ngại va chạm.

Ở đây, chỉ muốn đề cập đến những quy tắc cơ bản mà trường tôi đã và đang khuyến khích áp dụng trong các buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm xây dựng tình đồng nghiệp về cải tiến trong các buổi sinh hoạt chuyên môn:

- Mục tiêu của việc thảo luận không nên nằm ở câu hỏi “Giáo viên nên dạy như thế này…” mà ở câu hỏi “Học sinh lĩnh hội được kiến thức gì và chưa nắm được vấn đề gì ?”.

Sinh hoạt chuyên môn không phải nhằm mục đích tạo ra những giờ học xuất sắc mà nhằm tạo ra các mối quan hệ học tập và nhằm thực hiện việc học ở mức độ cao. Thảo luận không nên tập trung vào việc giải thích các chủ đề, đồ dùng dạy học hoặc thao tác dạy học của giáo viên mà nên tập trung vào những thực tế học tập cụ thể của từng học sinh. Việc xem xét kỹ lưỡng, chi tiết và sâu sắc việc học của học sinh se là nền tảng cho những giờ học có tính sáng tạo.

- Khi thảo luận, người dự giờ không nên đưa ra “Những gợi ý” cho giáo viên được dự giờ mà nên đề cập đến những điều người dự giờ “học được” qua giờ học đó: Học tập lẫn nhau được thực hiện thông qua trao đổi các ý kiến.

Nói chung, khả năng học tập lẫn nhau của giáo viên đến nay vẫn con rất hạn chế. Đặc biệt, vấn đề quan trọng nhất là giáo viên không muốn học từ đồng nghiệp của mình.

Nếu giáo viên trong một trường, một tổ không đề cao hoặc tôn trọng việc dạy học của nhau thì nơi đó khó có thể tạo dựng tình đồng nghiệp hoặc nâng cao chuyên môn của mỗi cá nhân. Trong sinh hoạt chuyên môn, điều mà giáo viên dự giờ cần làm không phải là đưa ra gợi ý, chê trách mà là trao đổi những gì mình đã học được thông qua giờ dạy đó. Từ những thay đổi nhỏ trong quan điểm như vậy, sinh hoạt chuyên môn tổ se trở thành một hoạt động có sức hấp dẫn với tất cả các giáo viên để họ có thể học hỏi lẫn nhau, và từ đó se xây dựng được tình đoàn kết, trong đó mọi giáo viên đều sẵn sàng bài dạy của mình cho các giáo viên khác dự giờ.

- Mọi thành viên tham gia thảo luận trong buổi sinh hoạt chuyên môn nên phát biểu ít nhất một lần và nên thảo luận một cách dân chủ sao cho không để một vài người “lớn tiếng” luôn áp đặt ý kiến hoặc chi phối cả quá trình thảo luận.

Trong thực tế có những giáo viên “lớn tiếng” nhưng không phải là những giáo viên xuất sắc, mà trong nhiều trường hợp chính những giáo viên ít nói lại có khả năng bồi dưỡng thúc đẩy việc học của học sinh.

Để giúp sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả thì cần có sự trao đổi các ý kiến đa dạng của nhiều giáo viên. Những ý kiến thẳng thắn do những giáo viên ít nói đưa ra là quan trọng. Phát biểu ít nhất một lần trong buổi sinh hoạt chuyên môn nên là trách nhiệm và yêu cầu tối thiểu của mỗi giáo viên. Người dự giờ nên cho người được dự giờ biết được ấn tượng của họ về giờ học và nên hiểu đó là một cử chỉ lịch sự, quan trọng cần được phát huy.

Tổ trưởng chuyên môn chủ trì buổi sinh hoạt cần đảm bảo cơ hội cho từng giáo viên được phát biểu và để cho họ bộc lộ hết ý kiến của mình. Người chủ trì phải biết lắng nghe người khác một cách chăm chú và cẩn thận. Người chủ trì “không nên giới hạn các chủ đề” hoặc “không tóm tắt các ý kiến” đây là

những nguyên tắc khi chủ trì những buổi sinh hoạt chuyên môn. Tất cả mọi người chỉ cần thẳng thắn bày tỏ ý kiến, sinh hoạt chuyên môn như vậy se có ý nghĩa và hiệu quả.

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn ở trường tiểu học ……………” (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w