Kiểm tra là một chức năng của hoạt động quản lí. Kiểm tra là chức năng của người hiệu trưởng. Có kế hoạch, có biện pháp cụ thể nhưng thiếu kiểm tra thì hiệu quả se không cao, kết quả công việc se không như mong muốn. Kiểm
tra con nhằm điều chỉnh và bổ sung kế hoạch. Thiếu kiểm tra se thiếu động lực thúc đẩy mọi người làm việc, se làm mọi người ỷ lại và tiến độ công việc se bị trễ, không đúng với thời gian.
Để cho công tác kiểm tra có hiệu quả ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng phải có kế hoạch kiểm tra tổ chuyên môn:
- Kiểm tra kế hoạch trên văn bản giấy tờ: kế hoạch năm, tháng, tuần. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch: hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng cùng tổ phó chuyên môn lên lịch kiểm tra giáo viên trong tổ, trong đó có báo trước, đột xuất.
Hàng tuần, tổ trưởng se kiểm tra giáo viên: + Kiểm tra kế hoạch dạy học.
+ Kiểm tra giáo án. + Kiểm tra sổ điểm. + Kiểm tra sổ chủ nhiệm. + Kiểm tra vở sách học sinh.
+ Kiểm tra cách chấm bài, cho điểm của giáo viên.
+ Kiểm tra việc hoạt động sư phạm của giáo viên: hoạt động trên lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp.
+ Kiểm tra chất lượng học tập của học sinh + …
Hiệu trưởng là người kiểm tra cách làm việc của tổ trưởng, tổ phó chuyên môn; đặc biệt chú trọng: chuyên đề; kế hoạch tổ chuyên môn hàng tháng, hàng tuần; kế hoạch hoạt động sư phạm của giáo viên, kiểm tra đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp của giáo viên.
Hiệu trưởng se chỉ ve cho tổ trưởng phải biết kết hợp với tổ phó chuyên môn kiểm tra giáo viên; trong đó chú trọng khâu tư vấn, thúc đẩy sao cho đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn. Ngoài việc kiểm tra cách làm việc của tổ trưởng, hiệu trưởng con phải trực tiếp kiểm tra công tác giảng dạy và giáo dục
của giáo viên bằng kế hoạch dạy học và bằng hoạt động trên lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn. Hiệu trưởng con phải trực tiếp kiểm tra toàn diện giáo viên theo quy định của ngành đề ra.