- Bạn Diệu Chi là HS cũ của trường tiểu học Thành Công.
Bài: LUYỆN LÀM VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI.
I, Mục tiêu:
- Tiếp tục giúp hs nắm được các bước và phương pháp làm 1 bài văn miêu tả cây cối.
II, Đồ dùng dạy học:
- Bút dạ, một số tờ giấy trắng để hs làm bài tập.
III, Các hoạt động dạy học:
TG ND GV HS 3’ 1, Kiểm tra bài cũ: 2, Bài mới: - H đọc 4 đoạn ở tiết trước ( BT 2).
- H đọc 4 đoạn văn đã giúp Hồng Nhung viết hoàn chỉnh.
1’ 35’ 1’ 2.1, GTB: 2.2. Nội dung luyện tập 3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu MĐYC tiết học. *C cố kĩ năng làm văn: - Gv gắn bảng, chỉ định + Các bước làm một bài văn?
+ Phần mở bài nêu nội dung gì? + Phần thân bài, em tả những gì? + Phần kết bài, em nêu gì? - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau.
- Lớp nghe
- Hs đọc to phần gợi ý trong bảng. - Lớp trao đổi nhóm 2, trả lời:
+ Gồm 3 bước: Qsát- Lập dàn ý- Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
+ Giới thiệu cây gì? trồng ở đâu? Có từ bao giờ? Thoạt nhìn có gì nổi bật? + Tả từng bộ phận của cây: Gốc, thân, cành, lá,....Nhưng:
* Cây ăn quả: tập trung tả kĩ về quả (về hình dạng, màu sắc, đặc
điểm,...cấu tạo bên trong, mùi vị, khi ăn em thấy thế nào?)
* Cây cho bóng mát: tập trung tả kĩ về những tán lá che mát (cành, tán, lá ra sao? Khi trời nắng, trời mưa cây thế nào? Dưới tán lá các hoạt động nào diễn ra.
* Cây hoa: tập trung tả kĩ về vẻ đẹp, màu sắc, hương thơm của hoa (hoa có vẻ đẹp gì đáng nói về hình dáng, cấu tạo, màu sắc, hương thơm, hoa nở vào thời gian nào? Có nét gì hấp dẫn?)
+ Cần tả một vài yếu tố liên quan đến cây: nắng, gió, chim chóc, ong bướm, con người.
+ Dùng biện pháp nhân hoá, so sánh để miêu tả.
- Nêu cảm nghĩ của em về những nét độc đáo, nét đẹp của cây.
- Nêu sự liên tưởng về kỉ niệm hoặc sự việc của em gắn với cây.