Viêm mô tế bào vùng chậu

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh imipenem cilastatin tại khoa sản nhiễm khuẩn bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 25 - 26)

Viêm mô tế bào vùng chậu là nhiễm trùng thường xuyên xuất hiện sau các phẫu thuật phụ khoa và là nhiễm trùng phổ biến nhất sau phẫu thuật cắt bỏ tử cung [27], [46]. Tình trạng này thường gây ra bởi nhiều vi khuẩn, cả vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí. Các tác nhân bao gồm cầu khuẩn Gram dương hiếu khí (Streptococci nhóm B,

EnterococciStaphylococcal species), cầu khuẩn Gram dương kỵ khí (Peptococci và Peptostreptococci species), trực khuẩn Gram âm hiếu khí (Escherichia coli, Klebsiella pneumoniaProteus), trực khuẩn Gram âm kỵ khí (BacteroidesPrevotella species) [39].

Viêm mô tế bào biểu hiện sau khoảng 5-10 ngày sau phẫu thuật với các dấu hiệu như sốt, đau bụng hoặc có cảm giác đầy ứ ở vùng chậu, khi thăm khám sẽ thấy phù nề nhưng không có khối cục [46]. Nhiễm trùng thường liên quan đến tình trạng ứ dịch hoặc tụ máu sau phẫu thuật, trong đó tỷ lệ ứ dịch sau cắt bỏ tử cung dao động từ 19,4% đến 90%; tỷ lệ tụ máu là từ 0% đến 14,6% [28].

Bệnh nhân được khuyến cáo sử dụng kháng sinh phổ rộng, đường tĩnh mạch để bao phủ trên các vi khuẩn Gram dương, Gram âm và kỵ khí cho tới khi bệnh nhân hết triệu chứng từ 24 đến 48 giờ, sau đó có thể chuyển sang đường uống [39], [46], [47]. Theo khuyến cáo của Hiệp hội về các bệnh truyền nhiễm trong sản, phụ khoa (IDSOG) và báo cáo nghiên cứu tại Mỹ, các phác đồ kháng sinh có thể lựa chọn bao gồm:

 Kháng sinh đường tiêm:

- Ceftriaxon + clindamycin/metronidazol [46]

18 - Aztreonam [46];

- Imipenem/(levofloxacin + metronidazol) [47]  Kháng sinh đường uống [46]:

- Metronidazol + co-trimoxazol hoặc amoxicilin-clavulanat

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh imipenem cilastatin tại khoa sản nhiễm khuẩn bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)