Nhiễm khuẩn ối

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh imipenem cilastatin tại khoa sản nhiễm khuẩn bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 26 - 28)

1.2.9.1. Đặc điểm chung

Nhiễm khuẩn ối hay viêm túi ối là tình trạng xảy ra do sự kết hợp bất kỳ giữa nhiễm khuẩn dịch ối, nhau thai, bào thai, màng bào thai [24]. Đây là một tình trạng quan trọng trong số các bệnh nhiễm trùng trong thai kỳ do nhiễm trùng này xảy ra trước khi chuyển dạ. Điều này có thể khiến thai nhi cũng như người mẹ mắc các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt nếu việc chẩn đoán hoặc điều trị nhiễm khuẩn bị trì hoãn [38]. Nhiễm khuẩn ối có thể dẫn đến bệnh lý cấp tính ở trẻ sơ sinh, bao gồm viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết và tử vong. Bệnh lý của mẹ do nhiễm khuẩn ối cũng rất đáng kể, có thể bao gồm rối loạn chuyển dạ, đờ tử cung sau sinh kèm theo xuất huyết, viêm niêm mạc tử cung, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết,...Theo ước tính khoảng 2-5% trẻ sinh đủ tháng có thể gặp các biến chứng do viêm túi ối. Một phân tích gộp từ 15 nghiên cứu đã cho thấy nguy cơ tổn thương não cao hơn đáng kể ở

19

những trẻ sinh non có viêm túi ối về cấu trúc mô học (OR = 1,8; 95% CI = 1,17-2,89) hoặc viêm túi ối biểu hiện lâm sàng (OR = 2,4; 95% CI = 1,52-3,84) [24].

Căn nguyên vi sinh trong nhiễm khuẩn ối liên quan đến vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí, thường bắt nguồn từ hệ vi khuẩn âm đạo. Sự xâm nhập của vi khuẩn từ đường sinh dục dưới đến khoang ối vô trùng là điển hình. Ngoài ra các vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua thủ thuật xâm lấn trong thai kỳ hoặc nhiễm khuẩn từ mẹ [24]. Bệnh nhân sẽ có thể có các biểu hiện như sốt, mạch nhanh (mạch của mẹ > 100 l/ph, mạch của con > 160 l/ph), tử cung mềm, đau, sản dịch hôi, bạch cầu > 15000/mm3, CRP > 20 mg/l [18].

1.2.9.2. Phác đồ kháng sinh

Phác đồ kháng sinh được khuyến cáo bởi Hiệp hội Sản phụ khoa Mỹ (ACOG) được thể hiện ở bảng 1.6 [24].

Bảng 1.6. Phác đồ điều trị nhiễm khuẩn ối của Hiệp hội Sản phụ khoa Mỹ Phác đồ ban đầu

Ampicilin + gentamicin

Dị ứng nhẹ với penicilin: cefazolin + gentamicin

Dị ứng nặng với penicilin: clindamycin/vancomycin* +gentamicin

Sau mổ lấy thai: chỉ định thêm 1 liều trong liệu trình được lựa chọn. Thêm ít nhất 1 liều clindamycin 900 mg (tĩnh mạch) hoặc metronidazol 500 mg (tĩnh mạch).

Sau sinh ngả âm đạo: Không yêu cầu liều bổ sung; nếu có chỉ định, không sử dụng clindamycin

Phác đồ thay thế

Ampicilin-sulbactam/piperacilin-tazobactam/cefotetan/cefoxitin/ertapenem

Sau mổ lấy thai: chỉ định thêm 1 liều trong liệu trình lựa chọn. Không yêu cầu bổ sung clindamycin.

Sau sinh ngả âm đạo: Không yêu cầu liều bổ sung; nếu có chỉ định, không sử dụng clindamycin.

*Vancomycin được sử dụng khi kết quả vi sinh cho thấy Streptococci nhóm B đề kháng với clindamycin hoặc erythromycin (nếu không thể thực hiện kháng sinh đồ với clindamycin và kháng sinh đồ với erythromycin không nhạy) hoặc kết quả vi sinh là Streptococci và không thể làm kháng sinh đồ.

20

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh imipenem cilastatin tại khoa sản nhiễm khuẩn bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)