Kỹ thuật tạo tán cho cây nho ghép

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY TRỒNG Đề tài: CÂY NHO (Trang 30 - 31)

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG NHO

3. Kỹ thuật tạo tán cho cây nho ghép

Khi ngọn nho vượt khỏi giàn 20 – 30cm, bấm bỏ ngọn thân chính ở dưới mặt giàn, cây nho sẽ mọc nhiều cành mới, giữ lại hai cành khỏe nhất ngược chiều nhau và buộc dây cho nằm trên giàn theo một đường thẳng ngược chiều nhau dọc theo hàng nho, gọi là hai tay chính. Khi hai tay chính dài 0,75m (giữa hai cây nho) thì bấm ngọn cho ra cành xương cá (cành thứ cấp), các cành xương cá mọc ngược chiều nhau và bò từ hàng nho này sang hàng nho kia. Khi cành xương cá dài 1,25m (đoạn giữa hai hàng nho) thì bấm ngọn. Tùy từng giống nho và điều kiện dinh dưỡng mà giữ lại khoảng từ 10 – 20 cành xương cá, vì nếu để dày quá sẽ sinh sâu bệnh, không tốt (trên cành xương cá bấm bỏ tất cả các chồi nách).

Trong quá trình tạo tán, phải buộc dây chắc chắn vào giàn để gió không làm hỏng ngọn nho. Khi đã bấm ngọn xương cá, không cho nho ra ngọn nữa mà tập trung nuôi cho các cành xương cá mập khỏe để chuẩn bị cắt cành cho ra hoa, lấy trái. Thông thường, quá trình lên giàn, cây nho sẽ ra hoa và kết trái, nhưng rác rải, không tập trung và sẽ làm mất sức cây nho nên cần cắt bỏ.

Khi cây nho được 10 tháng tuổi, tiến hành cắt cành cho trái. Khi cắt cành, cây nho sẽ chấm dứt giai đoạn sinh trưởng và tập trung dinh dưỡng cao nhất vào mắt nho giúp nho nẩy mầm và ra hoa, kết trái đồng loạt, tạo điều kiện thuận lợi cho khâu chăm sóc, bảo quản và thu hoạch. Thời điểm cắt cành lấy trái phụ thuộc vào thời điểm thu hoạch (nên chọn thời điểm giá nho trên thị trường cao) và điều kiện thời tiết thuận lợi (nên chọn thời điểm nắng nhiều, cường độ chiếu sáng cao, tránh mưa bão gây hư hại hoa).

Thông thường khi cắt cành khoảng 3 tháng sau khi thu hoạch (quy trình cụ thể: cắt cành 10 ngày sau nảy mầm, 20 ngày ra hoa, 25 – 30 ngày đậu trái, 35 – 60 ngày lớn nhanh, 60 – 80 ngày trái chuyển màu, 90 ngày thu hoạch, 120 ngày sau cắt cành cho ra trái vụ).

Thực hiện kỹ thuật cắt cành lấy trái như sau:

Trong bộ cành xương cá, chọn những cành to khỏe, lớn nhất bằng cây bút chì, dài hơn 1m, cắt ở vị trí mắt thứ 6 – 8. Số cành không đạt yêu cầu, cắt bỏ ở mắt thứ 1-2 để tạo cành dinh dưỡng cho kỳ thu hoạch vụ sau. Khi hoa xuất hiện, cột cố định cành mang hoa

dài 1,25m thì bấm ngọn và tỉa chồi nách cho cây nho tập trung dinh dưỡng nuôi hoa, trái (không phun thuốc trừ sâu lúc hoa nở sẽ làm hỏng hoa), một dây nho chỉ để 2 chùm, nếu để dày quá sẽ làm nhỏ trái, trong chùm tỉa bỏ trái dẹt, dày, để lại khoảng 40 – 60% số trái trong một chùm cho to trái, ngưng phun thuốc trừ sâu trước 15 ngày thu hoạch để đảm bảo an toàn thực phẩm. Có thể sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng GA3 (Gibereline A 3) xịt trực tiếp lên trái để làm tăng kích thước và trọng lượng trái, xịt KNO3 hoặt Ethrel lúc cắt cành sẽ kích thích cây ra hoa kết trái đồng loạt. Dùng Ethrel chấm vào cuống chùm nho trước khi thu hoạch một tuần lễ sẽ giúp màu trái nho đồng đều, trái tươi hơn.

[14]

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY TRỒNG Đề tài: CÂY NHO (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w