Phương pháp nhân giống hữu tính

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY TRỒNG Đề tài: CÂY NHO (Trang 26)

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG NHO

1. Phương pháp nhân giống hữu tính

 Ưu điểm

- Kỹ thuật đơn giản, dễ làm.

- Chi phí lao động thấp, do đó giá thành cây con thấp. - Hệ số nhân giống cao.

- Tuổi thọ của cây trồng bằng hạt thường cao.

- Cây trồng bằng hạt thường có khả năng thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh.

 Nhược điểm

- Cây giống trồng từ hạt thường khó giữ được những đặc tính của cây mẹ. - Cây giống trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn.

- Cây giống trồng từ hạt thường có thân tán cao, gặp khó khăn trong việc chăm sóc cũng như thu hái sản phẩm.

Do những nhược điểm như vậy nên phương pháp nhân giống bằng hạt chỉ được sử dụng trong một số trường hợp:

- Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép

- Sử dụng gieo hạt đối với những cây ăn quả chưa có phương pháp khác tốt hơn.

- Dùng trong công tác lai tạo chọn lọc giống.  Những điểm chú ý khi nhân giống bằng hạt.

- Phải nắm được các đặc tính, sinh lý của hạt: một số hạt chín sinh lý sớm, nảy mầm ngay trong hạt (hạt mít, hạt bưởi); một số hạt có vỏ cứng cần xử lý hoá chất, bóc bỏ vỏ cứng trước khi gieo (hạt xoài, hạt mận) và một số hạt khi để lâu sẽ mất sức nảy mầm (hạt nhãn, hạt vải).

- Phải đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh cho hạt nảy mầm tốt: nhiệt độ, không quá thấp hoặc quá cao, độ ẩm đất đảm bảo 70 - 80% độ ẩm bão hoà và đất gieo hạt phải tơi xốp, thoáng khí.

- Phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước chọn lọc: chọn giống có khả năng sinh trưởng khoẻ, năng suất cao và phẩm chất tốt; chọn những cây mang đầy đủ các đặc điểm của giống muốn nhân; chọn những quả có hình dạng đặc trưng của giống; chọn những hạt to, mẩy, cân đối và chọn cây con to, khoẻ, sinh trưởng cân đối.

Các phương pháp gieo hạt làm cây giống

- Gieo ươm hạt trên luống đất.

+ Đất gieo hạt phải được cày bừa kỹ, bón lót 50 - 70 kg phân chuồng hoai mục + 0,5 - 0,7 kg supe lân/100m2 và lên thành các luống cao 10 - 15 cm, mặt luống rộng 0,8 - 1,0 m, khoảng cách giữa các luống 40 - 50 cm.

+ Hạt được gieo thành hàng hoặc theo hốc với các khoảng cách tuỳ thuộc vào loại cây ăn quả, gieo ươm để lấy cây ra ngôi hoặc gieo trực tiếp lấy cây giống. Độ sâu lấp hạt từ 1 - 3 cm tuỳ thuộc vào thời vụ gieo và tuỳ thuộc vào hạt giống cây ăn quả đem gieo.

+ Các khâu chăm sóc phải được làm thường xuyên như: tưới nước giữ ẩm, nhổ cỏ, xới xáo phá váng, bón phân đặc biệt là theo dõi, phát hiện và phòng trừ bệnh kịp thời. Bón thúc bằng nước phân chuồng pha loãng 1/10 - 1/15 hoặc các loại phân vô cơ pha loãng 1%.

- Gieo ươm hạt trong bầu

Phương pháp gieo ươm hạt trong túi bầu được sử dụng cho cả phương pháp nhân giống bằng hạt và gieo ươm cây gốc ghép cho nhân giống bằng phương pháp ghép. Hạt giống được gieo trực tiếp vào túi bầu tiêu chuẩn hoặc gieo vào túi bầu nhỏ rồi tiến hành ra ngôi sau. Hạt giống thường được xử lý và ủ cho nứt nanh mới tiến hành gieo. Hỗn hợp bầu đang được sử dụng là đất + phân chuồng hoai mục với tỷ lệ là 1 m3 đất mặt + 200 - 300 kg phân chuồng hoai mục + 10 - 15 kg supe lân. Các khâu kỹ thuật chăm sóc được tiến hành tương tự như phương pháp gieo ươm hạt trên luống đất.

2.1 Cắm cành:

Chọn hom (cành) ở những gốc nho trẻ, khỏe, không hay ít bệnh. Lấy hom nho ở 2 chân cành to bằng bút chì hoặc hơn. Hom cắt cành dài khoảng 20 cm, có 3, 4 mắt. Đánh dấu đầu dưới và đầu trên hom để cho khỏi lẫn, ví dụ bằng các vết cắt khác nhau. Buộc hom thành từng bó nhỏ, chiều dài gần bằng nhau, có chân hom phải cùng về một phía. Dùng giấy ni lông buộc mùn cưa ẩm cho bọc quanh chân hom rồi đặt vào một chỗ mát, có bóng râm nhẹ một hay hai tuần lễ khi mô sẹo sẽ hình thành, mắt bắt đầu nở thì đem cắm vào bịch. Đất bịch gồm 1 phần cát, một phần phân mùn và 1 phần đất mặt tưới giữ ẩm, phun thuốc trừ sâu bệnh nếu cần. Khoảng sau một tháng có thể trồng vào vị trí cố định.

2.2 chiết cành

Là cách nhân giống nho nhanh và “chắc ăn” nhưng hệ số nhân giống thấp. Chọn cành bánh tẻ (da chuyển hẳn sang nâu) có đường kính bằng chiếc đũa ăn, dùng dao chiết cành khoanh và lột sạch đoạn vỏ 3cm. Dùng giẻ lau khô, sạch nhớt tầng sinh gỗ, sau 2 – 3 ngày dùng “bổi” và bao, dây nylon bó bầu. Sau 1 – 1,5 tháng rễ từ vết cắt phía trên ra đầy bầu có thể cắt khỏi thân cây, cắt bớt đầu cành, đưa vào bầu đất giâm, sau 2 – 3 tháng mang trồng.

2.3 Giâm cành

Cách này áp dụng nhân giống nho nhanh và có hệ sô nhân giống cao. Chon cành bánh tẻ to bằng thân bút chì, cắt rời khỏi thân và tạo thành các đoạn 20 – 25 cm. Chừa 2 – 3 lá ở đầu trên mỗi đoạn cành và cắt hết lá ở phía chân đoạn cành. Sắp các đoạn cành thành bó cỡ 20 – 25 đoạn, buộc 2 lạt. Đưa gốc bó cành vào bọc nylon chứa mùn cưa, trấu mục đã phun nước ẩm (bóp mạnh thấy hơi rịn nước kẽ tay) và đặt vào chỗ mát. Sau 12 – 15 ngày mở bạc nilon lấy các đoạn cành giâm (lúc đó các đoạn cành mới “sưng” chuẩn bị ra rễ), đưa vào bầu giâm (1đất hay cát + 1 tro hoai, 1 trấu mục trộn và tưới ẩm), lèn chặt, giữ ẩm. Sau 1.5 tháng dây nho dài 30 – 35 cm có thể mang đi trông.

Nếu có sẵn gốc nho, có thể cắt các đoạn cành của cây cần nhân giống ghép vào gốc ghép. Một gốc có thể ghép 3 – 5 đoạn cành để tạo tán nhanh hơn. Cách này chỉ 25 – 30 ngày sau ghép, mắt trên nhánh ghép bật chồi, phát triển nha nhờ bộ rễ và “máy” bơm dinh dưỡng qua gốc, rất nhanh cho thu hoạch. Ghép cánh áp dụng cho cả hai trường hợp nho cho lá và cho trái.

III. KỸ THUẬT TRỒNG

Cây nho (Vitis vinifera) hiện được trồng phổ biến ở các nước thuộc vùng ôn đới và bán ôn đới. Ở nước ta nho được trồng tập trung ở Ninh Thuận. Cây nho sinh trưởng và phát tốt trên đất phù sa, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt. Trên đất cát, đất lẫn sỏi đá ở các triền đồi cũng có thể trồng được nho miễn là nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng, có điều kiện tưới nước vào mùa khô và thoát nước vào mùa mưa. Độ pH thích hợp cho cây nho từ 6,5-7. Điều kiện quan trọng quyết định việc trồng nho là khí hậu, vùng trồng nho cần có điều kiện khí hậu khô, độ ẩm không khí thấp, lượng mưa ít, nếu mưa nhiều, kéo dài dễ làm bệnh phát sinh phát triển mạnh.

1. Trồng nho: Giống nho được trồng phổ biến NH01-93, NH01-48, NH01-

96, Cardinal… dùng cho ăn tươi, giống NH02-90 dùng làm nguyên liệu chế biến rượu. Mật độ trồng nho tùy thuộc vào giống và đất trồng: 1,5-2 x 2-2,5m.

[13]

2. Làm giàn:

Đặc điểm cây nho là cần leo giàn, vì vậy sau khi trồng cần làm giàn chon nho, độ cao của giàn khoảng 1,8-2m để tiện cho việc đi lại, chăm sóc. Trồng trụ gỗ hoặc trụ bê tông dọc theo hàng nho với khoảng cách trung bình 10m/cây trụ, hai trụ biên cắm xiên 30 độ và neo chắc chắn. Trên hàng trụ kéo một đường kẽm 4mm cho căng cứng và nằm trên đầu mỗi trụ, dùng kẽm 1mm hoặc cước 2mm đan lưới ô vuông trên giàn với độ rộng 20 – 25cm. Sau khi ghép xong, nho sẽ lên chồi, chọn một chồi khỏe nhất cho lên giàn, buộc dây vào cây choái cho chắc chắn để gió không làm hỏng ngọn. Mỗi cây nho cần cắm một cọc để nho leo, chọn ngọn nho khỏe nhất buộc vào cọc cho nho leo lên giàn, các ngọn hoặc cành còn lại cần cắt bỏ.

3. Kỹ Thuật Tạo Tán Cho Cây Nho Ghép:

Khi ngọn nho vượt khỏi giàn 20 – 30cm, bấm bỏ ngọn thân chính ở dưới mặt giàn, cây nho sẽ mọc nhiều cành mới, giữ lại hai cành khỏe nhất ngược chiều nhau và buộc dây cho nằm trên giàn theo một đường thẳng ngược chiều nhau dọc theo hàng nho, gọi là hai tay chính. Khi hai tay chính dài 0,75m (giữa hai cây nho) thì bấm ngọn cho ra cành xương cá (cành thứ cấp), các cành xương cá mọc ngược chiều nhau và bò từ hàng nho này sang hàng nho kia. Khi cành xương cá dài 1,25m (đoạn giữa hai hàng nho) thì bấm ngọn. Tùy từng giống nho và điều kiện dinh dưỡng mà giữ lại khoảng từ 10 – 20 cành xương cá, vì nếu để dày quá sẽ sinh sâu bệnh, không tốt (trên cành xương cá bấm bỏ tất cả các chồi nách).

Trong quá trình tạo tán, phải buộc dây chắc chắn vào giàn để gió không làm hỏng ngọn nho. Khi đã bấm ngọn xương cá, không cho nho ra ngọn nữa mà tập trung nuôi cho các cành xương cá mập khỏe để chuẩn bị cắt cành cho ra hoa, lấy trái. Thông thường, quá trình lên giàn, cây nho sẽ ra hoa và kết trái, nhưng rác rải, không tập trung và sẽ làm mất sức cây nho nên cần cắt bỏ.

Khi cây nho được 10 tháng tuổi, tiến hành cắt cành cho trái. Khi cắt cành, cây nho sẽ chấm dứt giai đoạn sinh trưởng và tập trung dinh dưỡng cao nhất vào mắt nho giúp nho nẩy mầm và ra hoa, kết trái đồng loạt, tạo điều kiện thuận lợi cho khâu chăm sóc, bảo quản và thu hoạch. Thời điểm cắt cành lấy trái phụ thuộc vào thời điểm thu hoạch (nên chọn thời điểm giá nho trên thị trường cao) và điều kiện thời tiết thuận lợi (nên chọn thời điểm nắng nhiều, cường độ chiếu sáng cao, tránh mưa bão gây hư hại hoa).

Thông thường khi cắt cành khoảng 3 tháng sau khi thu hoạch (quy trình cụ thể: cắt cành 10 ngày sau nảy mầm, 20 ngày ra hoa, 25 – 30 ngày đậu trái, 35 – 60 ngày lớn nhanh, 60 – 80 ngày trái chuyển màu, 90 ngày thu hoạch, 120 ngày sau cắt cành cho ra trái vụ).

Thực hiện kỹ thuật cắt cành lấy trái như sau:

Trong bộ cành xương cá, chọn những cành to khỏe, lớn nhất bằng cây bút chì, dài hơn 1m, cắt ở vị trí mắt thứ 6 – 8. Số cành không đạt yêu cầu, cắt bỏ ở mắt thứ 1-2 để tạo cành dinh dưỡng cho kỳ thu hoạch vụ sau. Khi hoa xuất hiện, cột cố định cành mang hoa

dài 1,25m thì bấm ngọn và tỉa chồi nách cho cây nho tập trung dinh dưỡng nuôi hoa, trái (không phun thuốc trừ sâu lúc hoa nở sẽ làm hỏng hoa), một dây nho chỉ để 2 chùm, nếu để dày quá sẽ làm nhỏ trái, trong chùm tỉa bỏ trái dẹt, dày, để lại khoảng 40 – 60% số trái trong một chùm cho to trái, ngưng phun thuốc trừ sâu trước 15 ngày thu hoạch để đảm bảo an toàn thực phẩm. Có thể sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng GA3 (Gibereline A 3) xịt trực tiếp lên trái để làm tăng kích thước và trọng lượng trái, xịt KNO3 hoặt Ethrel lúc cắt cành sẽ kích thích cây ra hoa kết trái đồng loạt. Dùng Ethrel chấm vào cuống chùm nho trước khi thu hoạch một tuần lễ sẽ giúp màu trái nho đồng đều, trái tươi hơn.

[14]

4. Thời vụ trồng thu hoạch:

Người ta thường trồng vào cuối mùa mưa tháng 12 - 1. Một năm sau tay và cành quả đã hóa gỗ, màu nâu, mắt đã nổi rõ, đại bộ phận lá đã chín thì người ta cắt để cho ra trái. Cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại các bộ phận sau đây :

Cành quả để hình thành trái và gỗ mới.

Mầm dự trữ ở chân cành quả để thay thế các cành này vụ sau.

Nếu gốc nho đã già, để lại một số cành gần thân để thay cho những tay đã quá già. Bao nhiêu lá cắt đi hết. Cành nào quá yếu, mọc chồng cũng cắt.

Những vụ sau, phương pháp cắt ra quả, cũng giống như vậy.

Từ khi cắt đến khi trái chín, giống sớm như Cardinal cần độ 90 ngày. Giống muộn như Ribier cần 120 ngày. Sau khi thu hoạch trái xong, phải để một thời gian 30 - 40 ngày cho cây nho nghỉ, xúc tích dự trữ. Hết thời kỳ ngủ nghỉ 30 - 40 ngày này ngọn và cành nách xanh lại, rễ cái ngả màu hồng, rễ con bắt đầu phát triển dài 1 - 2 cm, lúc này lại có thể cắt ra trái, hoàn thành chu kỳ 1 vụ nho. Như vậy một vụ nho tối thiểu phải 4 tháng, và một năm nhiều lắm cũng chỉ có thể thu hoạch 12 : 4 = 3 vụ, chỉ có giống Cardinal thỏa mãn được điều kiện này. Hiện nay ở Ninh Thuận người ta cho rằng chỉ làm 3 vụ/năm mới kinh tế, đó là một trong những lý do giống Cardinal chiếm gần 100% diện tích.

Có 3 vụ cắt ra trái hiện nay là Đông xuân cắt tháng 12 - 1, Xuân hè cắt tháng 4 - 5 và Thu đông cắt tháng 9 - 10, vụ cuối cùng này cho năng suất thấp nhất vì tháng 9 - 10 - 11 - 12 là những tháng mưa nhiều nhất ở Ninh Thuận.

Các chuyên viên về nho đều cho rằng kỹ thuật cắt là một biện pháp quan trọng vì cây nho không ra quả ở những gỗ già và bình thường phải có mùa đông lạnh để cây có thời gian ngủ nghỉ, xúc tích dự trữ trong rễ, trong thân và bình thường nho chỉ có 1 vụ ra trái. Ở nhiệt đới không có rét, thời gian ngủ nghỉ sau khi thu hoạch rất ngắn. Tuốt lá cắt cành gần như là một biện pháp "cưỡng bức" bắt buộc cây nho phải ra trái hai, ba vụ. Cái giá phải trả là không có chất dự trữ xúc tích trong bộ rễ, cây nho chóng kiệt, phải bón phân nhiều hơn và đời sống bụi nho ngắn đi chỉ còn 5 - 7 năm so với hàng năm, bảy chục năm ở các nước ôn đới.

5. Xới đất:

Dưới tán giàn nho thường ít cỏ, mặt đất không phơi ra nắng, ít bị mất nước, đóng váng. Tuy nhiên các người trồng nho xới đất mỗi vụ một lần để phá bỏ một phần bộ rễ cũ, tái tạo bộ rễ mới kết hợp bón phân, trộn đều vào đất.

6. Tưới:

Là một kỹ thuật quan trọng cùng với phân bón quyết định năng suất. Tưới chỉ cần thiết vào vụ nắng và về mùa mưa có khi cũng phải tưới. Đất thịt tưới nhiều nước hơn nhưng số lần tưới ít thường cách 10 - 15 ngày tưới một lần, nhưng thời kỳ ra hoa quả, sau 7 - 10 ngày đã lại cần tưới. Đất cát tưới một lượng nước ít hơn nhưng số lần tưới phải nhiều hơn, thường 5 - 7 ngày phải tưới một lần; khi lá nhiều, ra hoa quả - mỗi lần tưới chỉ cách nhau 3 đến 5 ngày.

[15]

7. Nhu cầu dinh dưỡng của cây nho 7.1 Lượng dinh dưỡng cây hút. 7.1 Lượng dinh dưỡng cây hút.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây nho phụ thuộc rất nhiều vào giống trồng, điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết và năng suất thu hoạch. Tuy nhiên giới hạn chung của lượng dinh dưỡng lấy đi từ đất của cả thân, lá và quả biến thiên như trong bảng:

Lượng dinh dưỡng cây hút khi năng suất đạt từ 7 - 25 tấn/ ha Lượng dinh dưỡng đa lượng (kg/ha/năm)

N : P2O5 : K2O : MgO : CaO = 22-84 : 5-35 : 41-148 : 6-25 : 28–204 Lượng dinh dưỡng vi lượng (g/ha/năm)

Fe : B : Mn : Zn : Cu = 292 – 137 : 49 – 110 : 64 – 121 : 228 – 787 : 585 – 910

Nếu phần thân và lá được vùi trở lại đất thì ước tính nó chiếm khoảng 70% lượng N và 60% lượng P2O5 vàK2O cây hút, do vậy nếu chỉ tính lượng dinh dưỡng lấy đi do năng suất thì sẽ rất nhỏ so với tổng lượng cây hút ở trên.

7.2 Chuẩn đoán dinh dưỡng lá cây nho

Người ta có thể phân tích lá nho để chuẩn đoán tình trang dinh dưỡng của cây. Sau đây là các nguồn số liệu khác nhau về chuẩn đoán dinh dưỡng lá cho cây nho. Do có

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY TRỒNG Đề tài: CÂY NHO (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w