0
Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Các loại sâu, côn trùng gây hại

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY TRỒNG ĐỀ TÀI: CÂY NHO (Trang 51 -54 )

IV. CÁC LOẠI SÂU, BỆNH CHÍNH TRÊN NHO

1. Các loại sâu, côn trùng gây hại

1.1. Sâu xanh da láng ( Spodoptera exigua ):

Sâu non có màu xanh lá cây hoặc nâu nhạt, đôi khi có nhiều sọc đen trên thân kích thước tối đa dài trên 2 cm. Đặc điểm dễ nhận biết loại sâu này là thấy bên dưới mặt lá nho có các ổ trứng phủ một lớp lông màu trắng. Sâu tập

trung cắn phá các phần non của cây như đọt non và các chum hoa lúc mới ra. Làm cho cây nho bị suy dinh dưỡng, giảm năng suất.

 Phòng trị:

+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)

+ Dùng tay bắt và giết sâu, giết ổ trứng, cắt bỏ các lá có sâu mới nở.

+ Dùng các loại thuốc sinh học đặc trị như: NPV, Seba, Aztron, Delfin, Bitadin. …Các loại thuốc hoá học: Mimic 20F, Match 050EC, Atabron 5EC...

1.2 Nhện vàng:

Làm cho lá ngọn của nho bị cong queo. Nhện phá hoại chủ yếu những phần non của cây như ngọn, lá non, chum hoa và quả non. Chúng làm rách nát các tế bào biểu bì và hút nhựa cây làm cho lá dị hình, các chồi bên nứt sớm, cây bị suy dinh dưỡng dẫn đến giảm năng suất. Khi quả còn non bị tấn công, vỏ quả bị cào xước thành các vết thương sẽ gây nên nứt quả vào giai đoạn thành thục.

 Phòng trị:

+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)

+ Sử dụng các loại thuốc chuyên trị nhện như: Comite 73 EC; Admire 050 EC; Bitadin...

1.4 Nhện đỏ:

Nhện hại cây bằng cách hút dịch, làm suy yếu cây nho. Ngược lại với nhện vàng, nhện đỏ phá hoại tập trung chủ yếu trên lá bánh tẻ và lá già. Triệu chứng dễ nhìn thấy từ xa là giàn nho có màu như bụi bẩn, nhìn gần thấy trên mặt lá có nhiều chấm nhỏ li ti di động.

+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).

+ Sử dụng các loại thuốc trừ nhện như: Comite 73 EC; Kenthane 18,5 EC; Kulumus 80 DF….

+ Chú ý nhện đỏ gây hại mặt trên lá do đó phải phun đều mặt trên lá.

1.5 Rệp sáp:

Người trồng nho thường gọi là rầy bông vì bên ngoài có phủ một lớp sáp trắng xốp như bông. Rệp phá hầu hết các bộ phận của cây, chúng bám vào cành, ngọn non, lá và chùm quả để hút nhựa cây. Chất thải của chúng là một lớp mật dính trên lá cây, từ đó nấm mốc lên phủ đen làm giảm quang hợp của lá.

 Phòng trị:

+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).

+ Vườn nho thường bị rệp sáp: cần phải rửa cành kỹ sau khi cắt cành. + Sử dụng các loại thuốc sau: Applaud 10 WP; Actara 25 WP; DC Tron Plus 98,8 EC……

1.6 Rệp vảy:

Được nông dân gọi là rầy đu đủ, rệp có màu vàng nằm dưới lớp vảy cứng như vảy ốc. Triệu chứng là cành cây phủ kín một lớp rệp làm cho cành khô và chết.

1.7 Bọ trĩ (Thrips spp.)

Xuất hiện khi trời khô hanh, nắng nóng kéo dài. Nông dân hay gọi là rầy ri hay rầy lửa.

+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)

+ Không nên để vườn nho khô, tưới nước để hạn chế bọ trĩ.

+ Phun luân phiên các loại thuốc có nguồn gốc sinh học như: Vibamec 1,8 EC; Vertimec 1,8 và các loại thuốc khác như dầu phun DC Tron Plus 98,8 EC; các loại thuốc thuốc hóa học như: Admire 050EC, Actara 25 WP...

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY TRỒNG ĐỀ TÀI: CÂY NHO (Trang 51 -54 )

×