Năm 2016 là một năm rất biến động của lĩnh vực thương mại điện tử, có rất nhiều doanh nghiệp lớn lâm vào tình trạng đóng cửa ngay sau một thời gian ngắn ra mắt và cũng có không ít doanh nghiệp phát triển bền vững với hình thức kinh doanh này.
Tuy nhiên thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2017 đang có sự chuyển mình và không ít biến động, nhiều doanh nghiệp cần phải có những đầu óc tính toán
kỹ càng - sáng tạo - và có tư duy phù hợp thì mới tồn tại bền vững được. Trong bối cảnh kinh doanh trực tuyến hiện tại so với xu hướng thị trường thì các doanh nghiệp hay cửa hàng nào kinh doanh trực tuyến phải có mức tăng trưởng bình quân 25% - 30% trở lên mới đạt chuẩn. Tuy nhiên nếu muốn tiếp tục đầu tư kinh doanh và phát triển lâu dài thì mức tăng trưởng lý tưởng là từ 50% trở lên.
Hiện nay theo thông tin từ Cục thương mại điện tử và CNTT thì ngành thương mại điện tử Việt Nam đang có mức tăng trưởng vào khoảng 25% và lượng doanh nghiệp đầu tư và lĩnh vực này ngày càng nhiều. Hàng loạt Website thương mại điện tử được mọc ra càng nhiều. Các quỹ đầu tư và tập đoàn thương mại điện tử nước ngoài cũng tích cực mua cổ phần, bỏ tiền đầu tư cho các sàn và các trang web thương mại điện tử trong nước.
Thị trường thương mại điện tử bắt đầu trở nên sôi động hơn khi nhiều tân binh mới như Adayroi, Sideal.vn… Bắt bắt đầu tham gia cuộc đua cạnh tranh với các sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Tiki, Sendo, Zalora… Cạnh tranh ngày càng khốc liệt vì thế các trang web thương mại điện tử kinh doanh lâu năm như hotdeal.vn, muabannhanh.com, chotot.vn… cũng tăng cường mở rộng ngành hàng, dịch vụ giao nhận, thanh toán.
Hình 1.4 Thị phần của các trang thƣơng mại điện tử lớn ở Việt Nam năm 2017
Nhờ sự mở rộng kinh doanh mà các doanh nghiệp lớn mang về lượng doanh thu tăng vọt, nhiều chương trình khuyến mãi đồng loạt ra đời và ăn theo nhau nhằm mục đích thu hút khách hàng. Một số chiến dịch khuyến mãi cạnh tranh với quy mô lớn của các doanh nghiệp như Lazada, Zalora, Tiki… Cũng siêng được triển khai như “Cách mạng mua sắm trực tuyến” (Lazada), “Online Fever” (Zalora)…Và khi thực hiện chiến dịch khuyến mãi càng lớn thì doanh thu thu về lại càng cao có khi gấp 10-20 lần so với ngày thường. Song song với cuộc đua riêng lẻ của những doanh nghiệp đó là sự hợp tác của một số doanh nghiệp thương mại điện tử khác để mở rộng phạm vi kinh doanh và đa dạng các mặt hàng. Ví dụ như Lazada hợp tác với trang web bán phiếu mua hàng theo nhóm (groupon) Nhommua.com để mở ngành hàng bán phiếu mua hàng ưu đãi (voucher), hay FPT Shop cũng bắt đầu đưa các sản phẩm của mình bán trên sàn thương mại điện tử Lazada.vn...
Hình 1.5 Thị trƣờng thƣơng mại điện tử việt nam 2017
(Nguồn: www.kantarworldpanel.com)
Trong năm 2018, hứa hẹn các công nghệ bán hàng tự động sẽ càng được tối ưu, nhiều phần mềm hỗ trợ bán hàng thương mại điện tử tiếp tục ra đời và phát triển… Chưa kể, các sàn giao dịch thương mại điện tử hiện có sẽ tiếp tục có sự va chạm, cạnh
tranh, cộng hưởng và mang lại thêm nhiều giá trị lợi ích cho khách hàng.
Tỷ lệ người mua sắm thông qua thương mại điện tử đã tăng từ 5,4% lên 8,8% tổng dân số thành thị 4 thành phố chính chỉ trong vòng một năm qua và giá trị của một giỏ hàng mua sắm trực tuyến đã gấp ba lần giá trị của một giỏ hàng truyền thống.
1.3.2. Tổng quan TMĐT toàn cầu
Trong bối cảnh người tiêu dùng mất dần hứng thú với việc mua sắm tại các cửa hàng truyền thống, thị trường thương mại điện tử đang chớp lấy thời cơ để bước vào thời điểm phát triển mạnh. Theo thống kê, năm 2016 có 1,61 tỷ người trên toàn cầu mua hàng trực tuyến. Dự kiến, doanh thu bán lẻ trực tuyến trên toàn thế giới sẽ tăng từ 1.900 tỷ USD năm 2016 lên 4.060 tỷ USD năm 2020.
Phát triển rầm rộ
Các nghiên cứu mới đây cho thấy người tiêu dùng trên toàn cầu đang thay đổi thói quen mua sắm với việc dành nhiều thời gian và tiền bạc cho hoạt động mua hàng trực tuyến. Theo đánh giá về tình hình tiêu dùng năm 2017 của Consumer Conditions Scoreboard, tỷ lệ mua sắm trực tuyến tại Liên minh châu âu ( EU) đã tăng gấp 2 lần trong 10 năm qua và tăng từ mức 29,7% năm 2007 lên 55% hiện nay. Mua bán trực tuyến hiện đóng góp hơn 9% tổng doanh thu số bán lẻ tại châu âu và tính trong những tháng đầu năm 20116 có tới 18 triệu người dùng mạnh Internet ở khu vực Bắc Âu mua hàng trực tuyến.
Với mức chi tiêu trung bình 1.033 euro (1.202 USD) mỗi năm cho các hàng hoá mua sắm trên mạng, người Thuỵ Sỹ xếp thứ 2 ở châu Âu, chỉ sau người Anh, theo một bảng xếp hạng các quốc gia mua sắm qua mạng Internet do Regiodata - nhà cung cấp các dữ liệu kinh tế châu Âu - công bố mới đây. Người Anh giữ vị trí dẫn đầu với gần 1.118 euro dành cho mua sắm trực tuyến qua mạng. đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng là người na uy, với khoảng chi tiêu trung bình hơn 920 euro mỗi năm.
Trong khi đó, theo số liệu mới nhất được Hiệp hội Thương mại và đặt hàng qua thư điện tử (BEVH) có trụ sở tại Berlin (Đức), giao dịch thương mại qua mạng Internet tại Đức đã đạt mức cao kỷ lục trong quý 2 năm 2017. Báo cáo của BEVH
cho biết trong khoảng thời gian từ tháng Tư đến tháng Sáu, doanh thu bán hàng trực tuyến trên mạng tại Đức đã đạt 13,97 tỷ euro (khoảng 15,93 tỷ USD), tăng khoảng 12% so với cùng kỳ năm 2016.
Tại Mỹ, Bộ Thương mại nước này cho biết trong năm 2016, thương mại điện tử là điểm sáng trong ngành bán lẻ của Mỹ. Thống kê cho thấy doanh thu bán hàng qua mạng trong năm 2016 đạt 394,86 tỷ USD, tăng 15,6% so với với năm 2015, ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2013. Doanh thu bán lẻ trực tuyến trong quý 2/2017 của nước này tăng 4,8% so với quý I/2017, lên 111,5 tỷ USD và đóng góp 8,9% tổng doanh thu bán lẻ.
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, doanh thu từ thương mại điện tử của khu vực đóng góp 40% tổng doanh thu thương mại điện tử trên toàn cầu trong quý I/2017, nhờ hoạt động mua sắm bùng nổ tại Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc và Ấn Độ. Chuyên gia Marc Woo, thuộc Google, dự báo khu vực Đông Nam Á sẽ trở thành thị trường thương mại điện tử bùng nổ tiếp theo, nhờ sự gia tăng của tầng lớp trung lưu cũng như mức độ phổ cập của mạng Internet. Dự kiến, số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu tại ASEAN sẽ tăng từ 190 triệu người trong năm 2012, lên 400 triệu người năm 2020 và lượng người truy nhập Internet cũng sẽ tăng gấp ba lần lên 600 triệu người vào năm 2025.
Không tránh khỏi những lỗ hổng
Năm 2017, có 55% người Châu Âu mua hàng trực tuyến và nhận các sản phẩm được vận chuyển đến tận nhà, song các giao dịch này không hề được đặt dưới sự kiểm soát của cơ quan chức năng. Một số sản phẩm trong đó thậm chí có thể gây nguy hiểm hoặc không phù hợp với các quy định của EU về an toàn sản phẩm, ví dụ như đồ chơi trẻ em có chứa một số chất cấm.
Ủy ban châu Âu (EC) vừa ban hành hướng dẫn để giúp các cơ quan giám sát thị trường của các quốc gia thành viên có thể kiểm soát tốt hơn những sản phẩm được bán trực tuyến. Hướng dẫn của EC nêu rõ, bất kỳ sản phẩm nào được bán trực tuyến tại thị trường EU đều phải tuân thủ các quy định pháp luật của khối này, ngay cả khi nhà sản xuất có trụ sở bên ngoài EU.
Theo ủy viên EC phụ trách thị trường nội địa, công nghiệp, doanh nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ Elzbieta Bienkowska, cùng với việc tăng doanh số bán hàng trực tuyến, cơ quan giám sát thị trường các quốc gia nhận thấy việc kiểm soát và truy xuất nguồn gốc hàng hóa trực tuyến ngày càng phức tạp.
Số liệu của Consumer Conditions Scoreboard chỉ ra rằng có nhiều nhà bán lẻ vẫn còn do dự trong việc mở rộng các hoạt động mua bán trực tuyến, đồng thời vẫn còn lo ngại về việc bán hàng trực tuyến cho người tiêu dùng của các nước EU. Những lo ngại trên xuất phát từ nguyên nhân lo sợ từ những nguy cơ gian lận thương mại và không thanh toán tiền trong việc mua bán hàng hoá xuyên biên giới, những quy định khác nhau về mức thuế tại các nước, sự khác biệt về pháp luật trong các hợp đồng mua bán, cũng như các quy định bảo vệ người tiêu dùng.
Một vấn đề khác làm đau đầu các chính phủ là kiểm soát hoạt động thu thuế đối với thương mại điện tử. Văn phòng Kiểm toán quốc gia (NAO) của Vương quốc Anh cho biết, nước này đang thất thu tới 1 tỷ bảng (1,28 tỷ USD) tiền thuế trị giá gia tăng (VAT) mỗi năm do các hành vi gian lận hoặc nhầm lẫn của người bán trên các thị trường trực tuyến như eBay và Amazon. Theo báo cáo của NAO, những người bán hàng vi phạm thường có trụ sở tại Trung Quốc, còn các "gã khổng lồ" Mỹ là Amazon và eBay đã không loại bỏ những người bán vi phạm các quy định về thuế VAT ngay cả khi đã được thông báo.
Trong khi đó, khách hàng tiến hành mua sắm và thanh toán qua mạng có thể gặp rủi ro bị tin tặc đánh cắp thông tin cá nhân. Trong tháng 4/2017, Hiệp hội Viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế (SWIFT) đã phát đi thông điệp cảnh báo khách hàng nên thận trọng khi lựa chọn công ty hay cơ sở giúp truy cập hệ thống SWIFT. Theo đó, hiệp hội này khuyến cáo khách hàng nên đặc biệt lưu ý đến các thông tin bí mật cá nhân và thận trọng khi chọn một công ty dịch vụ cũng như giao dịch với bên thứ ba./.
Tóm tắt chƣơng 1
Chương đầu chỉ đơn giản là trình bày các khái niệm, đăc điểm của thương mại điện tử những đóng góp, những lợi ích của thương mại điện tử đối với toàn thể nền kinh tế, đời sống xã hội cũng như đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử hiện nay.
Tiếp theo là tổng quan về các mô kinh doanh thương mại điện tử phổ biến hiện nay là mô hình B2B, mô hình C2C và mô hình B2C qua đó làm tiền đề cho các nghiên cứu, phân tích và đánh giá ở các chương tiếp theo.
Phần cuối của chương này là trình bay tổng quan về tình hình thương mại điện tử của Việt Nam sau đó là của thị trường thương mại điện tử toàn cầu (Tốc độ phát triển thương mại điện tử, những thay đổi của doanh nghiệp hiện nay theo, những thống kê về thị phần của các doanh nghiệp thương mại điện tử chiếm thị phần lớn, doanh thu, số tiền đổ vào thương mại điện tử hiện nay trên thế giớ, tỷ lệ mua sắm với thương mại điện tử đang tăng dần, các chính sách của các quốc gia, các vấn đề đang gặp phải trong thương mại điện tử …).
CHƢƠNG 2: MÔ HÌNH THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA TẬP ĐOÀN ALIBABA
2.1. Giới thiệu về tập đoàn thƣơng mại điên tử Alibaba
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn thương mại điên tử Alibaba
Alibaba với khẩu hiệu "Global Trade starts here..." là một tập đoàn thương mại điện tử và đấu giá trực tuyến được Jack Ma thành lập vào năm 1999, có trụ sở đặt tại Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc. Năm 1999, Jack Ma cùng một số người khác đã lên kế hoạch thành lập Alibaba. Họ thành lập trang web Alibaba.com, một cổng thông tin doanh nghiệp với doanh nghiệp để kết nối các nhà sản xuất Trung Quốc với người mua ở nước ngoài. Năm 2002, công ty này bắt đầu có lợi nhuận lần đầu tiên. Năm 2003, Alibaba cho ra đời dịch vụ Taobao, cho phép người dùng tự bán các mặt hàng của mình trên mạng.
Năm 2005, Alibaba và Yahoo! tuyên bố một thỏa thuận về việc thành lập một đối tác chiến lược lâu dài tại Trung Quốc. Theo đó, công ty Yahoo! sẽ đóng góp phần thương mại của Yahoo! tại Trung Quốc cho Alibaba và hai bên sẽ làm việc cùng nhau như các đối tác độc quyền để thúc đẩy chi nhánh Yahoo! ở Trung Quốc. Thêm vào đó, Yahoo! sẽ đầu tư 1 tỉ USD mua cổ phần của Alibaba, tương đương khoảng 40% cổ phần với 35% quyền biểu quyết, khiến cho Yahoo! trở thành nhà đầu tư chiến lược lớn nhất của Alibaba. Năm 2012, Alibaba chi 7 tỉ USD mua lại 20% cổ phần của Yahoo. Năm 2008, Tmall - dịch vụ bán các mặt hàng danh tiếng cho người dùng Trung Quốc ra đời. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là một trong ba nguồn thu chính của Alibaba.
Năm 2010, dịch vụ vận chuyển hàng hóa Aliexpress được mở để phục vụ cho người dùng quốc tế. Dịch vụ này đã đánh dấu bước tiến của Alibaba vươn ra thị trường quốc tế.
Từ năm 2010, Alibaba.com bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh ra toàn cầu bằng việc cho phép các doanh nghiệp nước ngoài có thể khai thác và sử dụng như doanh nghiệp Trung Quốc. Có thể nói, alibaba.com là một Website dạng định
hướng tìm kiếm như Google.com nhưng chuyên về mua bán xuất nhập khẩu. Trang web tiếng Trung Quốc của Alibaba là chinese.alibaba.com tập trung vào thị trường B2B nội địa Trung Quốc và www.taobao.com là một site thương mại điện tử C2C cho các khách hàng cá nhân Trung Quốc.
Ngày 19 tháng 9 năm 2014, tập đoàn Alibaba chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu tài sở giao dịch chứng khoán New York với vốn hóa 231 tỷ USD, cao hơn cả Amazon và eBay cộng lại. Tính đến thời điểm tháng 9 năm 2014, tập đoàn Alibaba có quy mô 20.000 nhân viên và 90 văn phòng trên toàn thế giới.
Hiện tại, Alibaba có văn phòng đại diện tại hơn 70 thành phố trên khắp Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Châu Âu ... Trong 4 năm liền công ty nhận được giải thưởng “Best of the Web: B2B” do tạp chí Forbes bình chọn. Công ty cũng được các độc giả của tạp chí Far Eastern Economic Review bình chọn là trang web thương mại điện tử B2B thông dụng nhất.
Đến nay Alibaba đã có 407 triệu người mua sắm hoạt động hàng năm. Trong báo cáo kết quả kinh doanh quý 4 năm 2015, Alibaba tuyên bố con số này đã tăng lên mức kỷ lục so với số lượng 334 triệu người từ cuối năm 2014. Tất cả lượng khách hàng này đã chi 149 tỷ USD mua sắm thông qua những nền tảng thương mại điện tử tại Trung Quốc mà chủ yếu là Taobao và Tmall trong 3 quý cuối cùng của năm 2015. Con số này đã tăng 23% so với cùng kỳ năm trước đó. Thậm chí, Alibaba còn khẳng định tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng của họ vượt trội hơn 10,7% so với con số tương tự của toàn quốc trong cùng kỳ.
Theo dữ liệu của eMarketer (2016), tổng cộng lượng người mua trực tuyến tại Trung Quốc đã chi tiêu ước tính 672 tỷ USD trong năm 2015. Con số này được dự đoán sẽ vượt mốc 1 nghìn tỷ USD vào năm 2017. Dưới đây là một số thống kê khác về kết quả kinh doanh của Alibaba:
- Tổng doanh thu của Alibaba đạt 5,33 tỷ USD trong Q4, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Lợi nhuận trong quý đạt 1,98 tỷ USD, tăng 108% so với cùng kỳ năm ngoái. - Doanh thu từ những giao dịch qua di động tăng lên 2,89 tỷ USD, tăng 192%
so với cùng kỳ năm ngoái.
- Doanh thu trên mỗi người dùng hoạt động là 27,98 USD trong quý cuối cùng của năm so với mức 25,55 USD vào năm ngoái.
- Doanh thu di động trên mỗi người dùng hoạt động hàng tháng đã tăng gấp đôi trong cùng giai đoạn, từ 7,91 USD lên 16,42 USD.
Công ty vinh dự nhận được giải thưởng “Best of the Web: B2B” (Trang web thương mại dành cho doanh nghiệp tốt nhất) do tạp chí Forbes bình chọn và được các độc giả của tạp chí Far Eastern Economic Review bình chọn là trang web B2B