Phân tích mô hình sàn giao dịch thươngmại điện tử của Alibaba

Một phần của tài liệu Mô hình thương mại điện tử của alibaba và bài học cho doanh nghiệp việt nam (Trang 54 - 60)

2.2.1.1. Mô hình TMĐT B2B của Alibaba

Alibaba.com là một trong những trang thương mại khá nổi tiếng trực thuộc tập đoàn Alibaba Group. Kể từ sau lần được đưa vào hoạt động năm 1999, Alibaba đã có những bước phát triển vượt bậc và trở thành đối thủ đáng gờm của hai ông lớn là “eBay và Amazon”.

Alibaba.com được xem là trang Website online điển hình hoạt động theo mô hình B2B (Business to Bussiness ). Đây là mô hình kinh doanh giao dịch qua internet giúp kết nối các doanh nghiệp với nhau nhiều hơn là doanh nghiệp đến khách hàng. Sau khi đăng kí trên các sàn giao dịch B2B, các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua hệ thống này. Nhận thấy rõ thế mạnh của Trung Quốc là một quốc gia chuyên sản xuất hàng hóa với lượng hàng hóa khổng lồ, giá rẻ, Jack Ma đã biến Alibaba.com trở thành cầu nối giúp các công ty lớn trên toàn cầu có cơ hội được tiếp cận với nguồn hàng hóa phong phú tại quốc gia này.

Hinh 2.7. Giao diện sàn Alibaba.com của Alibaba

(Nguồn: www.alibaba.com )

a. Phương thức hoạt động:

Các sản phẩm trên Alibaba là không giới hạn, đây là nơi mà bạn có thể tìm thấy bất kì món hàng nào, kể cả những mặt hàng hiếm không thể tìm thấy bên ngoài. Alibaba sẽ giúp các công ty tìm thấy loại sản phẩm mình cần và đơn vị cung cấp. Sau khi hai bên đạt được những thỏa thuận nhất định, Alibaba sẽ cung cấp các dịch vụ giúp các công ty giao dịch “offline” với nhau.

Có thể xem Alibaba là một đơn vị trung gian đầy tiện ích giúp cả bên bán và bên mua không cần gặp nhau, không cần mất nhiều thời gian và công sức mà vẫn đạt được những hợp đồng mua bán dễ dàng. Trong 4 năm liền công ty vinh dự nhận được giải thưởng “Best of the Web: B2B” do tạp chí Forbes bình chọn. Công ty cũng được các độc giả của tạp chí Far Eastern Economic Review bình chọn là trang web B2B thông dụng nhất hiện nay.

b. Yếu tố làm cho mô hình B2B của Alibaba thành công

Hình 2.8. Thị trƣờng hoạt động của Alibaba

(Nguồn: www.alibaba.osbholding.com)

Yếu tố chính khiến mô hình kinh doanh B2B của Alibaba.com thành công đó là trang thương mại điện tử này có thể

+ Đáp ứng được mọi nhu cầu của nhà cung cấp và người mua.

+ Việc đăng kí gian hàng nhanh chóng, dễ dàng đã giúp Alibaba thu hút được lượng nhà cung cấp lớn. Nhờ vậy, kho hàng hóa tại đây cũng vô cùng phong phú với hơn hơn 400.000 mặt hàng được phân loại trong 27 danh mục. Các nhà máy sản xuất ở bất kì quốc gia nào khác nếu muốn tìm kiếm nguyên liệu, trang thiết bị... đều có thể đặt mua với số lượng lớn cùng mức giá rẻ tại Alibaba.com

+ Cung cấp miễn phí hầu hết các công cụ cho người dùng.

+ Luôn có sự chọn lọc kĩ các nhà cung cấp và đưa ra các chức năng đánh giá shop, đánh giá sản phẩm đáng tin cậy để làm tăng sự tin tưởng với khách hàng.

Hiện nay, Alibaba hoạt động chính ở hai thị trường là Trung Quốc, Nhật Bản. Alibaba cũng đang muốn mở rộng thị trường của mình sang nhiều quốc gia khác, đặc biệt là các nước châu Á như: Hàn Quốc, Singapore. Trong mục tiêu dài hạn, Alibaba sẽ trở thành cầu nối thị trường giữa châu Á và các thị trường Âu-Mỹ.

c. Thành tựu đạt được

Hiện nay, Alibaba.com kết nối hơn 79 triệu doanh nghiệp trên 240 quốc gia và vùng lãnh thổ, Alibaba có văn phòng đại diện tại hơn 70 thành phố trên khắp Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật bản, Hàn Quốc, Mỹ, Châu Âu. Alibaba chính là nơi để những công ty trên khắp thế giới gặp gỡ nhau, tìm đối tác mua hoặc bán sản phẩm khá hiệu quả. Hiện nay, có hơn 4.830.000 doanh nghiệp thành viên đăng kí tài khoản trên Alibaba, có thể xem Alibaba.com cũng là điểm đến đầu tiên và cũng là điểm tới cuối cùng cho các nhà xuất nhập khẩu muốn nắm bắt cơ hội và xúc tiến kinh doanh trên mạng.

Trong 4 năm liền công ty vinh dự nhận được giải thưởng “Best of the Web: B2B” do tạp chí Forbes bình chọn. Công ty cũng được các độc giả của tạp chí Far Eastern Economic Review bình chọn là trang web B2B thông dụng nhất hiện nay.

Alibaba.com là một trong những sàn giao dịch thương mại điện tử lớn nhất thế giới và là nơi cung cấp các dịch vụ marketing trên mạng hàng đầu cho những nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Alibaba.com cũng là điểm đến đầu tiên và cũng là cuối cùng cho những công ty xuất nhập khẩu muốn tìm cơ hội kinh doanh và xúc tiến việc kinh doanh trên mạng.

2.2.1.2. Mô hình TMĐT C2C của Alibaba

Sàn giao dịch TMĐT Taobao.com được Alibaba cho ra đời vào năm 2003 với ý nghĩa trở thành một cửa hàng châu Á rất lớn với hàng triệu người bán hàng Trung Quốc và các cửa hàng, hoạt động trên hệ thống C2C (người tiêu dùng với người tiêu dùng). Hệ thống này cho phép bán hàng hóa và dịch vụ giữa các cá nhân với nhau, hay giữa tư nhân với cá nhân người tiêu dùng. Taobao chủ yếu hoạt động tại thị trường nội địa Trung Quốc.

Hình 2.9. Mô hình C2C với giao diện của sàn Taobao.com năm 2018

(Nguồn: www.taobao.com)

a. Phương thức hoạt động: Taobao cung cấp khả năn thể mở một cửa hàng trực tuyến trên Website của mình ( có thể là các cá nhân), miễn là những người bán tiềm năng này có niêm yết giá nhất định, ngoài ra trên trang này cũng có những hàng cũ và người bán có thể đưa ra hình thức đấu giá. Tương tự như cách thức hoạt động của Amazon, chỉ khác là Taobao cung cấp nhiều hơn hàng hóa Trung Quốc đến tay người tiêu dùng nước ngoài và không phải tốn phí đăng ký trên Website.

b. Yếu tố làm cho mô hình C2C với sàn Taobao.com của Alibaba thành công + Người dùng trên Taobao hoàn toàn được miễn phí, cả người mua và người bán đều không phải trả phí như Amazon mà bên bán chỉ trả tiền để được xếp ở vị trí đẹp trên trang, hoặc được hiện lên đầu tiên khi khách hàng sử dụng công cụ tìm kiếm hàng hóa của Taobao.

So với eBay, Taobao cho phép đăng tải thông tin bán hàng trực tuyến hoàn toàn miễn phí đồng thời bổ sung rất nhiều tiện ích như công cụ gửi tin nhắn tức thời giữa người mua và người bán

+ Công cụ Alipay hỗ trợ việc đảm bảo giao dịch thanh toán cho người mua và người bán. Với những chiến lược rõ ràng của mình, Taobao đã buộc eBay phải đóng cửa Website của mình ở thị trường Trung Quốc trong năm 2006.

c. Thành tựu đạt được

Nhờ sự hỗ trợ đắc lực của hai sàn B2B trong nước và toàn cầu, hiện Taobao, Website bán lẻ lớn nhất của Alibaba và cũng là Website bán lẻ lớn nhất của Alibaba và cũng là trang bán lẻ lớn nhất tại Trung Quốc đang hoạt động như một trung tâm môi giới giữa các nhà bán lẻ và khách hàng. Taobao nhanh chóng trở thành trang mua sắm lớn - hơn 7 triệu nhà cung cấp tính đến năm 2014 bán đủ thứ từ quần áo, giày dép cho đến đồ nội thất. Theo nghiên cứu của iResearch , khoảng 50% dòng bán lẻ trực tuyến của người Trung Quốc thông qua Taobao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều mô hình C2C khác, Taobao phải đối phó với những rắc rối đến từ việc bán hàng giả, một báo cáo của Trademark Working Group cho biết, Taobao được nhận định là nền tảng trực tuyến lớn nhất về giao dịch hàng giả trên thế giới.

2.2.1.3. Mô hình TMĐT B2C của Alibaba

Tháng 9/2008, Taobao ra mắt Taobao Mall (Tmall), hoạt động theo mô hình B2C. Tmall là một trang web thương mại dựa trên nền tảng Taobao, hoạt động theo mô hình B2C (doanh nghiệp tới người tiêu dùng). Mô hình này giả định rằng người bán phải là một thực thể pháp lý (được một tổ chức, một nhà sản xuất, một thương hiệu đã đăng ký) cung cấp hàng hoá và dịch vụ của họ đến người tiêu dùng cuối là các cá nhân. Tmall chủ yếu hoạt động ở thị trường nội địa Trung Quốc.

Hình 2.10. Mô hình B2C với giao diện của sàn Tmall.com

Mô hình này cũng tương tự như Taobao, nhưng điểm khác biệt là hầu hết những người bán hàng trên Taobao là các công ty vừa và nhỏ hay thậm chí là các cá nhân tự kinh doanh những sản phẩm của mình, trang kinh doanh trực tuyến Tmall của Alibaba lại nhắm đến những khách hàng lớn như Nike, Apple, Gap... và chuyên cung cấp các sản phẩm có thương hiệu và chất lượng cao, có tư cách pháp lý và chứng thực rõ ràng.

a. Phương thức hoạt động: Có 2 cách tham gia vào Tmall, nếu là công ty nội địa Trung Quốc thì thông qua Tmall.com, nếu là các công ty nước ngoài thì thông qua Tmall Global. Những thương hiệu lớn trên thế giới hiện hoạt nên tăng Tmall có thể kể đến như Mango, Sony, Levi's, Puma...

b. Yếu tố làm cho mô hình B2C với sàn Tmall.com của Alibaba thành công + Đối với việc mở một cửa hàng trên Tmall, các thực thể pháp lý cần phải cung cấp tất cả các tài liệu thích hợp để xác nhận độ tin cậy, xác thực về sự tồn tại của tổ chức, công ty, nhà sản xuất hoặc thương hiệu. Cách tiếp cận này giúp loại bỏ nguy cơ sản phẩm có chất lượng đáng ngờ sẽ được giao dịch trên Tmall.

Nói cách khác, Taobao đảm bảo rằng tất cả các mặt hàng trên Tmall là chính thức và xác thực. Trên trang của mỗi người bán, khách hàng có thể xem giấy chứng nhận chất lượng về sản phẩm.

+ Tmall còn cung cấp chính hãng các sản phẩm mang nhãn hiệu rẻ hơn nhiều so với các cửa hàng truyền thống nhờ vào khả năng đàm phán của mình.

c. Thành tựu đạt được

Tmall hiện là trang B2C được truy cập nhiều nhất tại Trung Quốc. Hiện nay đã có hơn 70.000 cửa hàng chính thức của các thương hiệu trong nước và quốc tế về Tmall, bao gồm Ray-Ban, Nokia, P&G, Adidas, GAP, Samsung và nhiều tập đoàn lớn khác trên thế giới.

Một phần của tài liệu Mô hình thương mại điện tử của alibaba và bài học cho doanh nghiệp việt nam (Trang 54 - 60)